Văn bản ngữ văn 9

LH

chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của phép tu từ trong đoạn thơ sau;

a, giấy đỏ buồn không thắm

mực đọng trong nghiên sầu

b, mắc võng chông chênh đường xe chạy

lại đi, lại đi, trời thêm xanh

H24
23 tháng 6 2019 lúc 19:38

a) Biện pháp tu từ : Nhân hóa

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu...

Hai câu thơ cuối sử dụng biện pháp nhân hoá, và Vũ Đình Liên đã thành công miêu tả cảnh vật thê lương, sự buồn tủi của ông đồ già thấm sang cả những đồ vật vô tri vô giác. " Giấy đỏ không thắm, mực trong nghiên sầu" , cảnh vật thật xơ xác. Nếu trong quá khứ, ông đồ chính là một chiếc lá xanh non mơn mởn, rung rinh đón chào sự ngưỡng mộ, lời khen của những chiếc lá khác, thì hiện tại, ông như một phiến lá già khô, héo ủa, bị lu mờ trong khung cảnh thê lương, phải cố gắng níu giữ cành cây với chút hơi sống tàn.

Bình luận (0)
H24
23 tháng 6 2019 lúc 19:39

b) Biện pháp tu từ : Từ láy

- Chông chênh” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm
- Từ “chông chênh” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững cãi. Trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ thì từ “chông chênh” gợi sự nguy hiểm. Đây là một nét vẽ hiện thực mà Phạm Tiến Duật tái hiện lại cuộc đời gian khổ của người lính lái xe Trường Sơn. Trong hoàn cảnh chiến đấu hết sức gian khổ, họ phải ăn, phải ngủ những giấc ngủ ngắn trên xe hoặc trên dọc đường đi giữa làn mưa bom của kẻ thù nhằm huỷ diệt sự sống.
- Song từ “chông chênh” còn gợi tả phong thái hiên ngang của người lính. Bom đạn của kẻ thù tưởng như có thể dùng sức mạnh để huỷ diệt sự sống con người nhưng không! Hình ảnh những chiếc võng mắc “chông chênh” trên tuyến đường TS khói lửa ấy đã chứng minh điều ngược lại: sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang, tư thế của người chiến thắng.

Bình luận (0)
TP
23 tháng 6 2019 lúc 19:50

a)“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”

Hai câu thơ được trích trong bài thơ ngụ ngôn "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên . "Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu " Ở đây , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá "buồn , đọng" thể hiện nỗi buồn thê lương của ông . Chút lưu luyến , thương tiếc cuối cùng của lòng người cũng không còn , khiến cảnh tượng nơi ông đồ ngồi viết chở nên thê lương , ảm đạm vô nguyễn minh khang .

b)- Điệp ngữ "lại đi" gợi nhịp sống thường nhật của tiểu đội xe không kính, đoàn xe cứ nối tiếp nhau ra trận.
- Trên đầu họ, trong tâm hồn họ "trời xanh thêm" chứa chan hy vọng, lạc quan dạt dào. Không một sức mạnh nào của giặc Mỹ có thể ngăn cản ( khẳng định ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam, khẳng định tình yêu nước nồng nhiệt ở tuổi trẻ.

Bình luận (0)
TS
23 tháng 6 2019 lúc 20:03

a. Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hoá, và Vũ Đình Liên đã thành công miêu tả cảnh vật thê lương, sự buồn tủi của ông đồ già thấm sang cả những đồ vật vô tri vô giác. " Giấy đỏ không thắm, mực trong nghiên sầu" , cảnh vật thật xơ xác. Nếu trong quá khứ, ông đồ chính là một chiếc lá xanh non mơn mởn, rung rinh đón chào sự ngưỡng mộ, lời khen của những chiếc lá khác, thì hiện tại, ông như một phiến lá già khô, héo ủa, bị lu mờ trong khung cảnh thê lương, phải cố gắng níu giữ cành cây với chút hơi sống tàn.

b. .Điệp ngữ''lại đi'' được láy lại 2 lần trong một câu thơ,nhấn mạnh,tái hiện những vòng bánh xe vẫn lăn bon bon tiền về phía trước trên những chặng đường khúc khuỷu,gập ghềnh.Không những vậy,ẩn dụ ''trời xanh'' thật đặc sắc,khiến câu thơ như bay phấp phới trong màu xanh mộng mơ,hy vong,trong niềm tin,lạc quan cua các an

Bình luận (0)
DT
23 tháng 6 2019 lúc 21:56

a)giấy đỏ buồn không thấm

mực đọng trong nghiên sầu

+Chỉ ra: BP pháp nghệ thuật nhân hóa " giấy đỏ buồn ,mực sầu"

+Giá trị:thể hiện nổi buồn thê lương của ông . chút lưu luyến , thương tiết cuối cùng của lòng người cũng không có , khiến cảnh tựng nơi ông đồ ngồi viết trở nên thê lương , ẩm đạm vô cùng . Nỗi buồn của ông như hòa vào cảnh , vào vật chốn xung quanh-Nỗi buồn về 1 quá khứ vàng son của dân tộc

b) ''Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm''
+Điệp ngữ''lại đi'' được láy lại 2 lần trong một câu thơ,nhấn mạnh,tái hiện những vòng bánh xe vẫn lăn bon bon tiền về phía trước trên những chặng đường khúc khuỷu,gập ghềnh.

+Ẩn dụ ''trời xanh'' : chỉ 1 tương lai tương khiến câu thơ như bay phấp phới trong màu xanh mộng mơ,hy vong,trong niềm tin,lạc quan cua các anh.Phải chăng,các anh tin ngày mai trời sẽ trong hơn,xanh hơn,miền Nam được giải phóng,nd ta được sống dưới bầu trời ấm no,tự do,hạnh phúc?

Bình luận (0)
HV
24 tháng 6 2019 lúc 16:47

a,“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”.

“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PT
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
DB
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
KW
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
TG
Xem chi tiết