Đoạn văn sử dụng phép thế: "nhà thơ" - "ông".
Đoạn văn sử dụng phép thế: "nhà thơ" - "ông".
Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:
….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…
rồi trở về thực tại:
” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”
( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2.”Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành đói mòn đói mỏi có tác dụng gì?
3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.
Có câu văn:'' Nhưng bài thơ đâu chỉ miêu tả vẻ đẹp tự nhiên, cái vẻ đẹp thuần khiết trong lành của ánh trăng ấy mà đó còn là nhắc khuyên tha thiết, chân thành và sâu xa về lẽ sống, thái dộ sống của con người''
a) Nếu coi câu văn trên là câu mở đầu đoạn văn thì đoạn văn trước nó phải viết về đề tài gì? Đoạn văn chứa nó sẽ mang đề tài gì?
b) Viết đoạn văn diễn dịch để phân tích câu chủ đề trên
Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:
"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.
đồng cảm và chia sẻ là một đức tính tốt của con người em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 9-10 câu suy nghĩ của em về câu nói trên có sử dụng 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết ( chỉ ra thành phần biêt lập và phép liên kết đó
Câu 1 (1,5 điểm)
“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.”
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2015, tr.96)
1. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
2. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn: Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
Câu 2 (2,5 điểm)
Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 đến 12 câu về chủ đề: Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam.
Câu 3 (6,0 điểm)
Cùng bày tỏ về lẽ sống, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải thì ước nguyện làm “Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời”, còn trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương lại dặn con: “Con ơi tuy thô sơ da thịt / Lên đường / Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con”. Em có suy nghĩ gì về những lẽ sống được thể hiện qua những câu thơ trê
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên trong đó có sử dụng phép liên kết thế và một thành phần cảm thán
viết đoạn văn theo kiểu tổng phân hợp ( 12 câu ) trình bày cảm nhận của em về 3 câu thơ cuối trong bài thơ đồng chí.Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và phép lặp liên kết câu.
viết 1 đoạn văn thuyết minh về cây lúa trong đó có 1 số biện pháp nghệ thuật. chỉ ra và nêu tác dụng của nó
Bài tập 5: Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn sau:
Không ai trên trái đất này có thể hiểu biết tất cả. (1) Đấy cũng là một đặc tính hết sức tự nhiên của con người.(2) Bởi vì các kiến thức mà nhân loại tích luỹ được là vô hạn, còn khả năng tiếp thu được của mỗi người tiếc thay, lại có hạn. (3) Tất nhiên, khả năng này ở mỗi người một khác, nhưng không ai có thể thật sự nắm được tất cả.(4)