Văn bản ngữ văn 7

NH

chỉ ra cái hay cái đẹp và hiệu quả diễn đạt của nó sử dụng trong đoạn thơ sau:

... Đẹp vô cf tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt.

Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát,

Chuyến phà dào dạt bến nc Bình Ca....

lẹ nha!mk cần gấp

NF
31 tháng 3 2018 lúc 21:18

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè. đồng xanh ngào ngạt.
Nắng chói sông Lô, hò ô! tiếng hát
Chuyến phà rào rạt, Bến nước Bình ca
Quả thật vậy, thiên nhiên sông núi, con người VN rất đẹp! Thiên nhiên đẹp với những "rừng cọ", những "đồi chè", với những cánh "đồng xanh" bát ngát...Với thể thơ tự do đầy ngẫu hứng và điêu luyện, tác giả cho người đọc chiêm ngưỡng cả một bức tranh quê hương Việt Nam xinh đẹp, sống động! Và đó cũng là niềm kiêu hãnh của tác giả với sự tự hào, yêu mến tổ quôc khi đặt dấu chấm cảm cuối câu thứ nhất: " đẹp vô cùng tổ quôc ta ơi!", từ "ơi" cho thấy sự thân thương, thân thiết; coi đó như một phần máu thịt của ta....nghệ thuật dùng câu cảm thán đã bộc lộ tài năng thực sự của tác giả.
cái hay nữa là tác giả biết lựa chọn những hình ảnh rất...Việt nam, đó là những cảnh rất bình dị, gần gũi với mỗi người dân ta, từ nông thôn tới thị thành, từ anh kỷ sư tới bác nông dân...có lẻ ai cũng biết: rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt,
với tài dùng từ láy "ngào ngạt" nhà thơ như thổi hồn vào bức tranh thơ mọng ấy, bức tranh là một khung cảnh động với những hình ảnh và gam màu xanh của sự sống xen lẫn hương vị lan toả như đang vẫy chào chúng ta!
bức tranh đã đẹp, lại càng như đẹp hơn với nghệ thuật dùng động từ "chói" của tác giả khi đưa hình ảnh nắng vào đoạn thơ, thắp thêm ánh sáng cho bức tranh thêm hoàn hảo:
"nắng chói sông Lô...."...
cuối cùng cái vế thứ hai của non nước Việt Nam đẹp cũng xuất hiện trong bức tranh, đó là hình ảnh con người!
con người dù quanh năm vất quả lao động, song họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn mãi vang vọng lời ca dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào: trong lao động,cũng như trong chiến đấu...."hò ô tiếng hát".
câu kết đó là hình ảnh một chuyến phà băng băng rẽ sóng nơi bến nước BÌnh Ca cho thấy nghị lực vượt qua mọi thử thách, gian khổ của con người. dù hoàn cảnh nào cũng "ta đi tới". nghệ thuật dùng từ láy "rào rạt", một lần nữa cho thấy bức tranh đầy sống động,mềm mại, hài hoà, uyển chuyển...như một dãi lụa đào!
Đây là một bức hoạ đồng quê tuyệt vời, ở đó không chỉ có thiên nhiên đẹp mà con người cũng đẹp, quả thật là:
"có nơi đâu đẹp tuyệt vời,
như sông như núi như người Việt nam"!

Bình luận (3)
PM
31 tháng 3 2018 lúc 21:19
Cái đẹp (nghệ thuật của đoạn thơ): + Cách gieo vần “a” (câu 1, 4) và “át” (câu 2,3) làm cho khổ thơ giàu tính nhạc điệu. + Đảo trật tự cú pháp và dùng câu cảm thán ở câu thơ thứ nhất đã nhấn mạnh cảm xúc ngợi ca. + Âm thanh tiếng hát điệu hò tạo cảm giác mênh mông khoáng đạt. + Cách ngắt nhịp cân đối 4/4. + Đoạn thơ có màu sắc chói chang của nắng, có cái bát ngát tốt tươi của rừng cọ, đồi chè, nương lúa. + Có đường nét sơn thuỷ hữu tình - một vẻ đẹp trong thi ca cổ - trên là núi đồi in bóng xuống dòng sông sóng vỗ với những chuyến phà ngang dọc qua sông. - Cái hay (nội dung của đoạn thơ): Đoạn thơ vẽ lên một bức tranh đẹp, rực rỡ tươi sáng về thiên nhiên đất nước; tạo cho lòng người niềm tự hào vô bờ bến về Tổ quốc tươi đẹp tràn đầy sức sống. ~ Chúc bn học tốt!!!~vui
Bình luận (0)
NN
31 tháng 3 2018 lúc 21:20

Nơi rừng cọ - đồi chè -

đồng xanh ngào ngạt

“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...”

Nếu như Tây nguyên có rừng xà nu, Trung du và miền núi phía Bắc có rừng cọ. Cọ không chỉ “xòe ô che nắng râm mát đường em đi”, mà còn che chở bộ đội trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ oanh liệt. Nói đến rừng cọ, nhiều người nghĩ ngay đến mảnh đất Phú Thọ. Đây là thủ phủ của cây cọ, với diện tích có lúc lên tới 9.000-10.000ha. Hiện nay rừng cọ ở Phú Thọ đã bị sụt giảm nghiêm trọng, theo các cơ quan chức năng diện tích chỉ còn trên 1.000ha. Chúng tôi đã lang thang trên những vùng đất Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tân Sơn… để tìm vẻ đẹp của cây cọ. Trước đây người ta thường tận dụng khoảng đất dưới chân tán cọ để trồng chè. Nhưng hiện nay những đồi chè xanh hầu như không thấy bóng cọ bên trên. Vẻ đẹp lãng mạn kết hợp giữa 3 chủ thể rừng cọ-đồi chè-đồng xanh cùng xuất hiện trong tầm mắt không còn, làm chúng tôi cảm thấy tiếc nuối.

Không nản chí chúng tôi lại tiếp tục lên đường để một lần thỏa ước mong ngắm trọn vẻ đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! … với rừng cọ, đồi chè đồng xanh ngào ngạt ấy. Dường như duyên cơ không định trước. Trong một chuyến đi qua Quốc lộ 2C chúng tôi bất ngờ bắt gặp. 2 bên Quốc lộ 2C dài cả chục km, xa xa trên những quả đồi xuất hiện rừng cọ, đồi chè, đồng xanh như hương hoa ngào ngạt dâng lên cuộc đời lữ khách. Nét đẹp ấy bình dị, lặng lẽ, nhưng cũng trường tồn biết bao. Chúng tôi được biết 1 xã bên Quốc lộ 2C thuộc huyện Sơn Dương, Tuyên Quang có hẳn một thôn mang tên Cây Cọ. Cụ ông Nông Văn Bân, đã ngoài 80 tuổi ở thôn Cây Cọ, tâm sự: “Từ bé đến bằng này tuổi tôi đã nhìn thấy bóng cọ xuất hiện trên những cánh đồng. Cây cọ rất dễ sống, sức sống bền bỉ hầu như không cần bàn tay chăm bón. Chúng tôi cứ thế bảo nhau giữ lấy rừng cọ như giữ đất, giữ làng”. Cụ Bân còn cho biết thêm việc khai hoang những vạt đồi để trồng chè đã có từ mấy chục năm trước. Thôn Cây Cọ và nhiều thôn, xã khác đã kết hợp trồng xen canh cây lúa, cây ngô và giữ lại rừng cọ, không chỉ để tăng thêm thu nhập cho bà con, mà còn để giữ cảnh quan một vẻ đẹp truyền thống quê mình.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
DY
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết