Ôn tập ngữ văn 12

PD

Chào thầy ( cô )

   em muốn thầy ( cô ) có thể cho em biết cấu trúc để viết một bài văn nghị luận xã hội mà để làm sao đúng trình tự, hợp loogic và không bị thừa thiếu ý được không ạ... em xin cảm ơn

DB
29 tháng 6 2016 lúc 7:31

Bước 1 : Xác định luận điểm chính xác, minh bạch

Xác định luận điểm thực chất là một quá trình vận động của tư duy qua đó làm nảy sinh hoặc tái hiện trong đầu những phán đoán, những tư tưởng, những ý kiến liên quan trực tiếp tới luận đề do chính đề bài gợi ra.

Trong quá trình xây dựng lập luận, việc xác định các luận điểm chính là việc xác định các kết luận cho lập luận. Những kết luận này có thể xuất hiện ở nhiều dạng và nhiều vị trí khác nhau trong bài.

Đó là những ý kiến xác định được bảo vệ và chứng minh trong bài văn nghị luận. Việc xác định các luận điểm một cách chính xác, minh bạch có ý nghĩa rất quan trọng.

Bởi lẽ, hệ thống luận điểm chính là nền tảng, là cơ sở của nội dung văn bản, được ví như cái khung cốt lõi của cấu trúc tòa nhà, như xương sống của cơ thể con người.

Khi xác định luận điểm cho bài văn nghị luận, người viết phải lưu ý đến những yêu cầu của một luận điểm. Đó là luận điểm phải đúng đắn, sáng rõ, tập trung, mới mẻ, có tính định hướng và đáp ứng nhu cầu của thực tế thì mới có sức thuyết phục người đọc, người nghe.

Đúng đắn nghĩa là luận điểm phải phù hợp với lẽ phải được thừa nhận. Sáng rõ là luận điểm được diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ, mâu thuẫn.

Tập trung là các luận điểm trong bài đều hướng vào làm rõ vấn đề cần nghị luận. Mới mẻ tức là luận điểm không lặp lại giản đơn những điều đã biết mà phải nêu ra ý mới chưa ai đề xuất.

Luận điểm của bài văn nghị luận còn cần có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong thực tế đời sống.

Để xác định luận điểm, người viết có thể vận dụng một số biện pháp như: Xác định luận điểm từ việc khai thác những dữ liệu của đề bài; xác định luận điểm bằng cách đặt câu hỏi; xác định luận điểm dựa vào cách thức nghị luận; xác định luận điểm từ những ý tưởng bất ngờ...

Việc trình bày, luận điểm phải vừa đi thẳng vào vấn đề lại vừa có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lí.

Chẳng hạn: Từ dẫn dắt mà nêu ra luận điểm (cách nêu luận điểm này vừa tự nhiên, hợp lí, vừa gợi ra được nhiều suy nghĩ);

Kể một câu chuyện rồi từ đó nêu luận điểm (làm cho luận điểm được nêu ra có lí do, ngọn nguồn, có phương hướng để chứng minh, trong đó, phần trước là sự thực, phần sau là kết luận, theo lí mà thành chương bài, không hề khiên cưỡng);

Từ việc quy nạp hiện tượng mà nêu ra luận điểm (cách nêu luận điểm như vậy tỏ ra chắc chắn, mạnh mẽ, tự nhiên);

Từ việc trình bày bối cảnh mà xác định luận điểm (vừa làm cho sự xuất hiện của luận điểm có bối cảnh của nó, lại vừa làm cho luận điểm này có được ý nghĩa hiện thực, nhờ đó mà luận điểm nêu ra được nhấn mạnh ở mức độ cao hơn), …

Bước 2: Tìm các luận cứ thuyết phục

Khi xây dựng lập luận, điều quan trọng nhất là phải tìm cho được các luân cứ có sức thuyết phục cao.

Luận cứ chính là nền tảng và là chất liệu để làm nên bài văn nghị luận. Muốn có luận cứ để sử dụng thì người làm văn nghị luận phải tích lũy, phải chuẩn bị cho mình một vốn luận cứ giàu có, đa dạng.

Đó là: Các sự thật lịch sử và đời sống, bao gồm các sự kiện lịch sử, cuộc đời các nhân vật kiệt xuất, các nhà văn hóa của dân tộc và của thế giới, những nhà phát minh vĩ đại, các sự kiện đời sống được nhiều người biết,…

Các tư tưởng, lý luận của những nhà tư tưởng lớn như Khổng Tử, Các Mác, Hồ Chí Minh,…

Các số liệu khoa học được công bố trên các báo, tạp chí về dân số, về số lượng HS trong cả nước, về thu nhập quốc dân, về sự phát triển kinh tế, kĩ thuật,… Các định lý, định luật khoa học,…

Các câu tục ngữ, thành ngữ, cách ngôn,… kết tinh trí tuệ của dân gian và nhân loại, … Khi phân tích, bình luận tác phẩm văn học thì các câu thơ, câu văn, các hình ảnh, chi tiết, các nhân vật trong tác phẩm là luận cứ không thể thiếu. Việc học thuộc lòng các câu thơ, câu văn sẽ tạo thành một cái vốn quan trọng đối với người viết văn nghị luận.

Muốn lập luận thuyết phục, người viết phải biết lựa chọn luận cứ. Theo SGK Ngữ văn 10 (nâng cao) thì luận cứ phải được lựa chọn theo các tiêu chí sau đây:

Trước hết, luận cứ phải phù hợp với yêu cầu khẳng định của luận điểm. Nội dung của luận cứ phải thống nhất với nội dung của luận điểm.

Chẳng hạn: muốn bình bài thơ hay, cần chọn được bài thơ hay, câu thơ hay. Muốn bàn về vấn đề tự học, cần biết về các tấm gương tự học thành đạt.

Thứ hai, luận cứ phải xác thực. Khi nêu luận cứ, người viết cần biết chính xác về nguồn gốc, các số liệu, các sự kiện, tiểu sử nhân vật,… Biết không chắc chắn thì chưa vội sử dụng. Tuyệt đối không được bịa đặt luận cứ.

Thứ ba, luận cứ phải tiêu biểu. Nếu nhà thơ có nhiều câu thơ hay thì chọn câu thơ tiêu biểu cho phong cách độc đáo của nhà thơ ấy. Nếu chọn chi tiết về nhân vật thì chọn chi tiết tiêu biểu nhất cho tính cách của nhân vật ấy.

Thứ tư, luận cứ phải vừa đủ, đáp ứng yêu cầu chứng minh toàn diện cho luận điểm. Nếu muốn chứng minh nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước thì cần lấy luận cứ từ thực tế cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, trong quá khứ và trong hiện tại, trong hiện tại, trong thời chiến cũng như trong thời bình.

Cuối cùng, luận cứ cần phải mới mẻ. Những luận cứ mà người đi trước đã sử dụng thì không nên dùng lại, nếu muốn dùng thì cố gắng khai thác khía cạnh nội dung mới của nó.

Khi sử dụng luận cứ vào bài văn nghị luận, người viết cần lưu ý: Trước hết phải giới thiệu luận cứ, có trường hợp cần chỉ ra nguồn gốc của luận cứ (chẳng hạn số liệu lấy ở đâu, câu thơ của ai, ở tác phẩm nào).

Cần trích dẫn chính xác. Nhớ nguyên văn thì đặt trong ngoặc kép, nhớ đại ý thì chuyển thành lời gián tiếp. Dẫn nhân vật thì lược thuật cuộc đời và hoạt động của nhân vật. Cần sử dụng thao tác lập luận để từ luận cứ mà làm rõ luận điểm.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp lập luận hợp lí

Trong văn nghị luận, luận chứng bày tỏ mối quan hệ logic giữa luận cứ và luận điểm, là sợi dây liên kết luận điểm, luận cứ, khiến cho ba yếu tố của bài văn nghị luận trở thành một bài văn hoàn chỉnh, hài hòa.

Luận chứng còn là biểu hiện ý thức tự biện mạnh mẽ và đào sâu của văn nghị luận. Tính thuyết phục của bài văn nghị luận phụ thuộc rất nhiều vào cách luận chứng. Vì vậy, để lập luận thuyết phục và chặt chẽ, người lập luận còn phải biết vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí.

Ở bậc THCS, HS đã được học một số thao tác lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp. Đến bậc THPT, các em được củng cố thêm về thao tác lập luận phân tích và được học thêm những thao tác lập luận khác như: so sánh, bác bỏ, bình luận. Để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi sẽ trình bày vắn tắt các thao tác lập luận mà HS được học trong chương trình Làm văn bậc THPT.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LP
Xem chi tiết
VK
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
BC
Xem chi tiết
GX
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
Xem chi tiết