Đề kiểm tra học kì II

NN

Câu1:Nêu Cấu Trúc Địa Hình Bắc Mĩ?Vì sao nền kinh tế bắc mĩ đạt hiểu quả cao?
Câu2:Trình bày đặc điểm địa hình châu âu?Kể tên các kiểu môi trường ở Châu Âu?
Câu3:Nêu vị trí giới hạn của khu vực Nam Âu?Vì sao thực vật ở Đông Âu lại thay đổi từ Bắc xuống Nam ,Từ Tây sang Đông
Câu4:Nêu vị trí giới hạn của khu vực Nam Cực?Địa hình và khí hậu có đặc điểm nổi bật gì?
Câu5:Nêu đặc điểm khí hậu ở quần đảo Châu Đại Dương?Vì sao lục địa Ôx-trây-li-a lại có khí hậu khô hạn
Câu6:Vai trò của rừng Amadôn

Help me!

TL
19 tháng 8 2020 lúc 20:57

1.

-Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ tương đối đơn giản gồm ba khu vực địa hình:

+ Phía Tây:

- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000 mét, xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa.

- Miền núi Cooc-đi-e Hoa Kỳ có nhiều khoáng sản ( đồng, vàng, quặng đa kim, uranium…)

+ Ở giữa :

- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần phía Nam và Đông Nam, tựa như một lòng máng khổng lồ chạy từ Bắc xuống Nam, tạo điều kiện cho các khối khí lạnh ở phía Bắc và khối khí nóng ở phía Nam xâm nhập

- Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn ), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi).

+ Phía Đông :

- Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do của Canada và dãy núi cổ A-pa-lát trên đất Hoa Kỳ độ cao trung bình dưới 1500 mét.

- Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn và tiềm năng thuỷ điện

Kinh tế Bắc Mĩ đạt kết quả cao do áp dụng KH-Kt , thay đổi cải cách công nghiệp , phát triển công nghiệp hiện đại , hình thành vành đai mặt trời.

2.

- Có 3 dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ

+ Đồng bằng kéo dài từ Tây sang Đông, chiếm \(\frac{2}{3}\) diện tích châu lục

+ Núi già nằm ở phía Bắc và trung tâm

+ Núi trẻ ở phía Nam.

Các kiểu môi trường tự nhiên châu Âu

*Châu Âu có 4 kiểu môi trường:

Môi trường ôn đới hải dương:

- Phân bố: Các nước vùng ven biển Tây Âu.

- Khí hậu: Mùa hạ mát, mùa đông ko lạnh lắm. Nhiệt độ trên 0°C, mưa quanh năm, lượng mưa nhiều.

- Sông ngòi: nhiều nước quanh năm và không đóng băng.

- Thực vật: Rừng lá rộng phát triển (sồi, dẻ).

Môi trường ôn đới lục địa:

- Phân bố: các nước ở khu vực Đông Âu.

- Khí hậu: Phía bắc mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu nội địa, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

- Sông ngòi: nhiều nước vào mùa xuân-hạ, đóng băng vào mùa đông.

- Thực vật: thay đổi từ bắc xuống nam, rừng và thảo nguyên chiếm diện tích lớn.

Môi trường Địa Trung Hải:

- Phân bố: Các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải.

- Khí hậu: mùa thu-đông ko lạnh lắm và thường có mưa rào; mùa hạ nóng, khô.

- Sông ngòi: ngắn và dốc, mùa thu-đông có nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước.

- Thực vật: Rừng thưa phát triển, gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.

Môi trường núi cao:

- Phân bố: điển hình là dãy An-pơ.

- Khí hậu: Nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Mưa nhiều ở sườn Tây.

- Thực vật: thay đổi theo độ cao.

(Nêu đặc điểm luôn nhé :D)

Bình luận (0)
TL
20 tháng 8 2020 lúc 8:21

4.

-Vị trí: Từ vòng cực Nam đến cực Nam.
-Giới hạn: gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
-Diện tích: 14,1 triệu km2.

Khí hậu rất giá lạnh – được coi là “cực lạnh” của thế giới.
– Nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.
– Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới, vận tốc gió thường trên 60km/giờ.
+ Địa hình: Toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình trên 2000m.
– Thể tích băng lên tới trên 35 triệu km3.

Bình luận (0)
TL
20 tháng 8 2020 lúc 8:24

5.

Trả lời:

- Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hoà. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tuỳ thuộc vào hướng gió và hướng núi. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những "thiên đàng xanh" giữa Thái Bình Dương.

- Phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn là vì:

+ Phần lớn diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc.

+ Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa Ô-xtrây-li-a, lục địa Ô-xtrây-li-a có bề ngang rộng lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của các khu áp cao cận chí tuyến.

+ Phía đông có dãy Trường Sơn chạy sát biển từ Bắc xuống Nam, tạo nên bức chắn đối với các luồng gió ẩm từ biển vào nên vùng nội địa mưa ít.

+ Phía tây chịu ảnh hưởng của biển lạnh Tây Ô-xtrây-li-a nên mưa ít.

6.

- Rừng amazon có vai trò vô cùng to lớn:
+ Là lá phổi của thế giới.
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.
+ Có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TG
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết