Câu văn: “Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…” giúp em hiểu gì về vẻ
đẹp tâm hồn của Bác?
Rut ngan gon cau tra loi gium mk vs!
2. Nêu những biểu hiện của sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa giản dị và thanh cao trong phong cách Hồ Chí Minh.
Trả lời:
- Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới. Người hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ. Người học hỏi, tìm hiểu sâu các nền văn hoá, nghệ thuật những nơi mình đã đi qua. Điều quan trọng là Người đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài: tiếp thu cái đẹp, cái hay, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
Hồ Chí Minh tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế trên cơ sở nền tảng văn hoá dân tộc, "những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người". Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại đã làm nên "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại".
- Phong cách Hồ Chí Minh còn là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao.
+ Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng nơi ở và làm việc của Người là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh làng quê quen thuộc. Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, là nơi họp của Bộ Chính trị,... Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị : bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi, chiếc va li con với vài bộ áo quần. Việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Nhà thơ Việt Phương từng ghi lại vẻ đẹp giản dị, đạm bạc trong cách sống của Hồ Chí Minh : "Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ - Không thích nói to và đi rất khẽ cả trong vườn".
+ Cuộc sống vật chất đơn giản tới mức tối thiểu, để con người được sống nhiều hơn với cuộc sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Con người không còn lệ thuộc vào các điều kiện vật chất, các nhu cầu vật chất để có thể toàn tâm với những mục đích cao cả, những khát vọng tốt đẹp. Sự giản dị còn là để con người được sống một cách tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên, được tận hưởng cái đẹp giàu có vô tận trong tự nhiên, nên cũng là cuộc sống rất thanh cao.
Viết đoạn văn 10 câu nói về phong cách sống của người trẻ hiện nay mà em cho là ”rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. ”
Giúp mình vs mình cần gấp
Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. a. Xác định một cụm danh từ, một cụm động từ, một cụm tính từ trong câu văn.
b. Chỉ ra sự chuyển loại của từ trong câu văn
c. Xác định một phép tu từ có trong câu văn, chỉ rõ từ ngữ dùng làm phép tu từ và nêu tác dụng
ai giúp mình với
1,Những tinh hoa văn hóa nhân loại đến vs HCM trong những hoàn cảnh nào?
2,Vốn tri thức văn hóa nhân loại của HCM sâu rộng ntn?
3,Cách tiếp thu văn hóa nhân loại của HCM?
4,Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện qua những phương diên nào?
- Nơi ở, nơi làm vc
- Trang phục
- Ăn uống
5, Điểm giống và khác nhau giữa lối sống của Bác vs các vị hiền triết xưa
" nhưng điều kì lạ là những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn cái gốc văn hoá dân tộc ko gì lay chuyển được ở người để trở thành 1 nhân cách rất việt nam 1 lối sống rất bình dị , rất việt nam , rất phương đông nhưng cũng rất mới , rất hiện đại "
Nêu nội dung chính của đoạn văn và từ đó trình bày suy nghĩ của em về con đường tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để nhào nặn nên phong cách Hồ Chí Minh
mn giúp em với ạ
đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trong cuộc sống đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thức tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chị ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Những điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
1. nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
2. Em học được điều gì ở Bác Hồ sau khi học và đọc đoạn trích trên.
cho mình hỏi: Ngày nay, chúng ta có nên đưa những thú quê thuần đức “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao...” trở thành nếp sống hằng ngày của tất cả mọi người không? Vì sao?
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
" Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản."
a) Cho biết tên tác gải , tác phẩm ?
b)Viết đoạn văn theo cách diễn dịch trong đoạn văn có sử dụng câu có thành phần tình thái nêu điều mà em học được từ văn bản trên ?