Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Đọc kĩ phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Dựa vào những lý thuyết về người kể chuyện ngôi thứ ba để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
+ Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích.
+ Lý do cho thấy quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba trong đoạn trích:
- Người kể chuyện trong đoạn trích chỉ hiện ra qua những lời kể, lời bình luận, những câu hỏi gợi mở tâm lý nhân vật trong từng diễn biến của câu chuyện đồng thời thể hiện cách nhìn nhận của mình đối với nhân vật và sự việc đó.
- Người kể chuyện đứng dưới góc nhìn của người thứ ba chứng kiến toàn bộ sự việc từ những sự kiện xảy ra đến nội tâm nhân vật.
- Người kể chuyện trong đoạn trích này đã thể hiện quyền năng của mình, trở thành người kể chuyện toàn tri dẫn dắt người đọc nhập tâm vào câu chuyện mình kể.
- Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ b có được thể hiện trong đoạn trích này, tuy nhiên không phải được thể hiện ở tất cả các tình tiết truyện.
- Biểu hiện của quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba: người kể chuyện biết hết những sự việc sẽ xảy ra, biết được cả một số tâm tư, suy nghĩ của nhân vật khi thực hiện hành động đó.
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba đưa ra ra thái độ tâm tư của nhân vật Gia-ve khi hắn vừa mới gặp gvg: “Hắn coi gvg như một kẻ đấu thầu bí hiểm…”. Động từ “coi” ở đây cho thấy người kể chuyện đã xâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật Gia-ve.
+ Người kể chuyện xâm nhập vào thế giới nội tâm của Phăng-tin để miêu tả các cung bậc cảm xúc của chị: “Chị còn trông thấy một sự vô lý vô lý đến nỗi ngay trong những cơn sốt mê sảng hãi hùng nhất chị cũng không hề thấy có điều như vậy”.
- Tuy nhiên vẫn có những đoạn người kể chuyện ngôi thứ ba không sử dụng quyền năng toàn tri của mình. Ở đoạn cuối, người kể chuyện đã không nêu rõ cho người đọc biết nhân vật gvg thầm thì điều gì vào tai Phăng-tin. Khi không sử dụng quyền năng toàn tri, người kể chuyện ngôi thứ ba đã để người đọc tự tưởng tượng theo mạch truyện.