Đề kiểm tra 1 tiết - Địa lí lớp 6

VT

Câu 3: Nêu sự khác nhau vè nhiệt độ và độ ẩm của các khối khí?

Câu 4: Giải thích tại sao nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao và theo vĩ độ?

Câu 5: Kể tên các loại gió và phạm vị hoạt động của các loại gió?

Câu 6: Vì sao không khí có độ ẩm, lấy VD thực tế? Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm? Nêu đặc điểm của các đới khí hậu trên Trái Đất ( Nhiệt đới, Ôn đới )? Trình bày sự phân bố lượng mưa trên thế giới? Vận dụng làm bài tập tính lượng mưa trung bình năm?

Các bạn trả lời hộ mình nhanh nha, mik cần gấp. Bạn nào làm đúng hết mà ngắn gọn mình tik luôn bạn đó và cho Hoc24vn chọn bạn đó nhé, đồng ý không? Vậy nhanh tay trả lời đi nào! Cảm ơn ban rất nhiều, chúc bạn may mắn trong cuộc sống!

BT
19 tháng 3 2019 lúc 17:11

Câu 3

Khối khí nóng : nằm trên vĩ độ thấp và nhiệt độ tương đối cao

Khối khí lạnh Nằm ở vị độ cao và nhiệt đọ tương đối thấp

Khí hậu đại dương : Nằm ở ven biển địa dương có độ ẩm lớn

Khí hậu lục địa : Hình thành trên các vùng đất liền có tính chất tương đối khô

Câu 4

* Địa hình càng lên cao không khí càng loãng nên khả năng hấp thụ nhiệt của không khí giảm --> lên cao nhiệt độ giảm
*Nhiệt độ không khí phụ thuộc vào góc nhập xạ. Ở vùng vĩ độ thấp có góc nhập xạ lớn nên khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn. Càng về hai cực góc nhập xạ càng nhỏ, khả năng hấp thụ nhiệt càng kém nên càng về hai cực nhiệt độ càng giảm.

Câu 5

Gió tín phong : Thổi từ khoảng các vĩ độ từ 300 Bắc và Nam ( các đai áp cao chí tuyến) về Xích đạo ( Đai áp thấp xích đạo )

Gió Tây Ôn Đới: Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam ( các đai áp cao chí tuyến ) lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và nam ( Các đai áp thấp ôn đới

Gió đông cực : Thổi từ khoảng vĩ độ 900 Bắc vào Nam vè khoảng các vĩ độ 600 Bắc và nam ( các đai áp thấp ôn đới )

Câu 6

*Thành phần không khí gồm 78% niutơn , 21% oxi, 1% hơi nước và các khí khác . Do trong không khí có chưa 1 lượng hơi nước nhất định nên ko khí có độ ẩm

* Độ ẩm đa thường đi kèm với nhiệt độ , nếu nhiệt độ không khí càng thấp trời trở lạnh kèm theo đó là độ ẩm thăng lên , lượng nước trong kko khí có đạt tói bão hòa. Ngược lại nhiệt độ tăng thời tiết ẩm dần lên , độ ẩm trong ko khí giảm xuống mực độ nhất định

*a) Đới nóng: (Nhiệt đới)
-Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
-Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
- Gió thổi thường xuyên: Tín phong
- Lượng mưa TB: 1000mm - 2000mm
b) Hai đới ôn hòa: (Ôn đới)
- Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
-Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
- Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
- Lượng mưa TB: 500 -1000mm
c) Hai đới lạnh: (Hàn đới)
-Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
- Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
- Gió đông cực thổi thường xuyên.
- Lượng mưa 500mm.

*

Do sự tác động của các nhân tố nói trên, nên sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam).

Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam

2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương

Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biến nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
QT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
UD
Xem chi tiết
BL
Xem chi tiết