Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á

NM

Câu 2: Trình bày vị trí địa lý và dặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á. Trình bày đặc điểtm dân cư kinh tế Tây Nam Á. Tại sao nói Tây Nam Á là một điểm nóng của thế giới?

Câu 3: Trình bày vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á. Cho biết tình hình phát triển kinh tế XH khu vực Đông Á.

Câu 4: Nêu đặc điểm địa hình Châu Á.

Câu 5: Đặc điểm vị trí địa lý và nguồn tài nguyên chủ yếu của khu vực Tây Nam Á

PL
27 tháng 12 2018 lúc 15:32

B tham khảo hướng dẫn ở đây nè https://cunghocvui.com/danh-muc/dia-li-lop-8

Bình luận (0)
KH
27 tháng 12 2018 lúc 17:22

Câu 2:

* Đặc điểm tự nhiên:

Tây Nam Á rộng trên 7 triệu km2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.

Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.

Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.

Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.

* Đặc điểm dân cư và kinh tế:

Tây Nam Á có dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu, sinh sống tập trung ở các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước.

Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.

Ngày nay, công nghiệp và thương mại phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ.

* Nói là điểm nóng nhất thế giới vì:

Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng - nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa tới nay đây vẫn là nơi xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.

Bình luận (0)
KH
27 tháng 12 2018 lúc 17:26

Câu 3:

* Đặc điểm tự nhiên:

a) Địa hình và sông ngòi

-Phần đất liền của Đông Á chiếm tới 83.7% diện tích lãnh thổ. Đây là một bộ phận có điều kiện tự nhiên rất đa dạng.

- Ở đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây Trung Quốc. Nhiều núi cao có băng hà bao phủ quanh năm, là nơi bắt nguồn của nhiều sông lớn.

- Các vùng đối, núi thấp và các đồng bằng rộng, bằng phẳng, phân bố ở phía đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

- Phần đất liền của Đông Á có ba con sông lớn là A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang. Sông Hoàng Hà có chế độ thất thường

- Phần hải đảo nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương". Đây là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa hoạt động mạnh gây tai họa lớn cho nhân dân. Ở Nhật Bản, các núi cao phần lớn là núi lửa

b) Khí hậu và cảnh quan

- Ở Đông Á, nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo trong một năm có hai mùa gió khác nhau.

+ Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh. Riêng ở Nhật Bản vẫn có mưa.

+ Về mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.

- Cảnh quan: thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

Bình luận (0)
KH
27 tháng 12 2018 lúc 17:26

Câu 4:

Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp. Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm
Bình luận (0)
KH
27 tháng 12 2018 lúc 17:29

Câu 5:

* Vị trí địa lí:

- Nằm trong khoảng vĩ độ: 120B đến 420B.

- Là ngã ba của 3 châu lục Á-Âu-Phi

- Được bao bọc bởi các biển và vịnh biển

* Nguồn tài nguyên chủ yếu là: Dầu mỏ và khí đốt

Bình luận (0)
FD
15 tháng 1 2019 lúc 21:32
Câu 3: 1.1. Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á Khu vực Đông Á gồm hai bộ phận: đất liền và hải đảo. Vị trí nằm về phía đông của châu Á. Lãnh thổ Đông Á giới hạn trong khoảng vĩ độ từ 50oB đến 20oB.

Hình 12.1. Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á

(Hình 12.1. Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á)

1.2. Đặc điểm tự nhiên a. Địa hình và sông ngòi Tự nhiên của khu vực có sự phân hoá từ Đông sang Tây. Phần đất liền: chiếm 83,7% diện tích khu vực. Tại đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây. Vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng lớn ở phía đông ven vùng duyên hải. Mạng lưới sông dày đặc có các sông lớn: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang. Phần hải đảo: là vùng núi trẻ có vị trí nằm trong vòng đai núi lửa Thái Bình Dương. b. Khí hậu và cảnh quan Nửa phía đông phần đất liền và hải đảo: Có khí hậu gió mùa, mùa đông khô lạnh, mùa hạ mát ẩm mưa nhiều. Nửa phía tây phần đất liền: Với khí hậu mang tính chất lục địa khô hạn nên cảnh quan phổ biến là hoang mạc, bán hoang mạc và miền núi cao. 1.1. Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á Đông Á là khu vực có số dân đông nhất châu Á, trong đó Trung Quốc có số dân đông nhất trong khu vực. Đông Á là khu vực có kinh tế phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng nhanh. Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu tiến đến sản xuất để xuất khẩu.

1.2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á

a. Nhật Bản Là nước công nghiệp phát triển cao với các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới như: chế tạo ô tô, tàu biển, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng. Các sản phẩm công nghiệp nói trên được khách hàng ưa chuộng và có bán rộng rãi trên thế giới. Nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ… thu nhập của người Nhật Bản rất cao. Bình quân GDP đầu người của Nhật Bản năm 2001 đạt 33.400 USD. Chất lượng cuộc sống cao và ổn định. b. Trung Quốc Nhờ chính sách cải cách và mở cửa phát huy nguồn lao động dồi dào và tài nguyên phong phú nên nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng. Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong mấy chục năm qua là: Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, nhờ đó giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ người. Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có một số ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (từ 1995 – 2001 tốc độ tăng hàng năm trên 7%), sản lượng của nhiều ngành như lương thực, than, điện năng đứng hàng đầu thế giới.
Bình luận (0)
FD
15 tháng 1 2019 lúc 21:33

Câu 4:

Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp. Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm
Bình luận (0)
FD
15 tháng 1 2019 lúc 21:34

Câu 5:

Tây Nam Á rộng trên 7 triệukm2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.

Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TH
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết
MC
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
JJ
Xem chi tiết
BM
Xem chi tiết