Ôn tập lịch sử lớp 8

DL

Câu 2:

Trình bày hiểu biết của em về phong trào Đông Du (1905-1909) và phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Help me!!!

TN
5 tháng 5 2019 lúc 21:10

Phong trào Đông Du (1905 - 1909):
- Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á nhờ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà thoát khỏi ách thống trị của tư bản Âu - Mĩ, lại có cùng màu da, cùng nền văn hoá Hán học với Việt Nam, có thể nhờ cậy.
- Phục Nhật, sợ Nhật, muốn nương nhờ Nhật là tâm lí phổ biến của nhân dân ở các nước châu Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong đó có Việt Nam.
- Những nét chính về các hoạt động của phong trào Đông du: năm 1904, Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục độc lập.
- Năm l905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện, rồi từ cầu viện chuyển sang cầu học.
- Từ năm l905 đến năm l908, Hội phát động phong trào Đông du, đưa được khoảng 200 học sinh Việt Nam sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lực lượng chống Pháp.
- Tháng 9 - l 908, thực dân Pháp câu kết với Chính phủ Nhật Bản, trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật.
- Tháng 3 - 1909, phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
- Ý nghĩa : cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.

Đông Kinh Nghĩa Thục lập ra từ tháng 3 năm 1907 và chấm dứt vào tháng 11 năm 1907) là một phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 trong thời Pháp thuộc. Mục đích của phong trào là: khai trí cho dân, phương tiện được hoạch định: mở những lớp dạy học không lấy tiền (để đúng với cái tên là nghĩa thục) và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi tư tưởng cùng cổ động trong dân chúngMục tiêu
Phong trào có hai mục tiêu:
Bỏ tư tưởng Khổng giáo, Tống nho, Hán nho. Du nhập những tư tưởng mới, phát triển văn hoá, thúc đẩy sử dụng chữ quốc ngữ thông qua các hoạt động giáo dục (dịch, viết sách giáo khoa), báo chí, tuyên truyền, cổ động.
Chấn hưng thực nghiệp. Mở tiệm buôn, phát triển công thương.
Tổ chức
Theo tài liệu, cuối năm 1906, sau khi hội kiến với Phan Bội Châu ở Nhật về nước, Phan Chu Trinh đã gặp gỡ Lương Văn Can và nêu ý định thành lập một trường học kiểu mới, giống mô hình của trường Khánh Ứng Nghĩa thục ở Nhật.

Dưới thời Thiên hoàng Minh Trị, học giả Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát, 1835 - 1901) đã thành lập Trường Khánh Ứng Nghĩa thục vào năm 1868 ở Nhật Bản theo mô hình "public school" của nước Anh bao gồm việc truyền bá bốn tính cách quan trọng cho học sinh đó là tính tự cường, ý chí độc lập, óc tháo vát và lòng tự nguyện đóng góp vào các việc công ích, công thiện.

Một thời gian sau, Phan Bội Châu cũng về nước, cùng Phan Chu Trinh, Lương Văn Can và Tăng Bạt Hổ họp tại phố Hàng Đào, quyết định mở trường, lấy tên là Đông Kinh Nghĩa thục với mục đích: khai trí cho dân, mở những lớp dạy học không lấy tiền. Đông Kinh là tên trường, Nghĩa Thục là trường làm việc nghĩa. Lương Văn Can được cử làm Thục trưởng (Hiệu trưởng)

Bình luận (0)
TM
6 tháng 5 2019 lúc 20:40

PHONG TRÀO ĐÔNG DU (1905-1907)

Hoàn cảnh : Đầu thế kỉ 20 một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản đề Duy Tân tự cường

Diễn biến :

- 1904 thành lập hội Duy Tân

- Mục đích : Lập ra một nước Việt Nam độc lập

- Hoạt động chính của hội là phong trào Đông Du

- Phong trào Đông Du được thưc hiện từ 1905 đến tháng 9/1908

Kết quả : Tháng 10/1908 phong trào tan rã

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DL
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
SM
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết