Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay

MN

Câu 1:Vì sao chế đọ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ

Câu 2: Em có nhận xét gì về đặc điểm chính của phong trào giải phóng dân tộc từ sau năm 1945?(về quy mô,thành phần tham gia lãnh đạo,hình thức và khí thế đấu tranh)

Câu 3: Nêu những nét nổi bật về tình hình Đông Nam Á sau năm 1945

Làm nhanh hộ mình nha mai phải nộp rồi

HV
14 tháng 10 2018 lúc 16:16

1,Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 9 và lớp 12, nguyên nhân của sự sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới là do bản thân các nước.

Trái với dự đoán của chủ nghĩa Marx, các nước công nghiệp tư bản (Tây Âu, bắc Mỹ, đông Á..) dưới sự đấu tranh của tầng lớp người lao động, xã hội tư bản hình thành các hệ thống bảo hiểm xã hội tiên tiến để chống lại sự phân cấp, và giúp đỡ người nghèo phát triển dần thành một xã hội dân chủ.

CNXH thực tế cho thấy thiếu sự dân chủ thực sự, bám vào một đường lối, tư tưởng đã vạch trước, nên thiếu nhậy bén, chậm chạp với sự phát triển chung của toàn cầu.

Các nước XHCN, mặc dù cũng đã luôn tìm cách hiện đại hóa đất nước, nhưng vẫn không theo kịp các nước tư bản. Với phương pháp "bao cấp" trong nhiều lĩnh vực (giao thông, y tế,lương thực, nhà ở...) để chứng minh sự ưu việt hơn nhà nước tư bản, dẫn tới thụt lùi về kinh tế, từ đó dẫn tới khủng hoảng kinh tế.

Nhiều nước XHCN thể chế chính trị không phải đại diện cho toàn dân, rõ ràng nhất là ở các nước không tự lập ra qua kháng chiến, mà do nước khác áp đặt (như các nước đông Âu) và trợ cấp.

Ở tất cả các nước XHCN, nền kinh tế không phát tiển theo thị trường, mà được chỉ đạo, nên thiếu thực tế về cung và cầu trong xã hội, không đầu tư đúng chỗ, chậm chạp trong áp dụng kỹ thuật mới. Ngoài ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh các nước này đều bị gánh nặng nợ nước ngoài vì cần tiền cho việc chi phí quân sự lớn, ganh đua với Tây Âu.

Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ vì xa rời quần chúng. Cuối đời Brezhnev, lãnh đạo Đảng CS Liên Xô càng ngày càng xa rời sự thay đổi, phát triển của thời đại, xa rời yêu cầu của quần chúng nhân dân. Trong tư tưởng và hành động, họ tỏ ra bảo thủ, cứng nhắc, duy trì hiện trạng theo kiểu tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại.

Dưới thời Khrushchev và Brezhnev, về hình thức vẫn nhấn mạnh lãnh đạo tập thể, song thật ra chỉ là thay đổi từ một người quyết định thành một vài người quyết định mà thôi. Trên thực tế, không có sự thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ.

3,

- Tháng 8-1945, Nhật đầu hàng đồng minh, các dân tộc Đông Nam Á nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của thực dân.

- Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á lại phải tiến hành kháng chiến chống chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam...

- Từ những năm 50 của thế kỉ XX:

+ Lần lượt các nước giành được độc lập.

+ Tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).



Bình luận (0)
KD
20 tháng 3 2020 lúc 8:16

Câu 2

Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
VM
Xem chi tiết
VM
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
ST
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
CM
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết