Địa lý Việt Nam

H24

Câu 1:Cho bảng số liệu sau:

Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 và trung bình năm ở một số địa điểm trên lãnh thổ nước ta.

Địa điểm Nhiệt độ TB tháng 1 Nhiệt độ TB tháng 7 Nhiệt độ TB năm
Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2
Sa Pa 8,5 19,8 15,2
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
Đà Lạt 16,4 18,9 18,3
TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1

Nhận xét và giải thích về đặc điểm phân bố nền nhiệt trên lãnh thổ nước ta.

LV
29 tháng 1 2019 lúc 13:14

- Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình tháng I, nhiệt độ trung bình tháng VII và nhiệt độ trung bình năm đều có sự thay đổi từ Bắc vào Nam.

+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C).

+ Nhiệt độ trung bình tháng I: cũng tăng dần từ Bắc vào Nam (Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C)

+ Nhiệt độ trung bình tháng VII: cao nhất ở khu vực miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Nam và Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).

- Giải thích:

+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng lớn, nhiệt độ tăng dần.

+ Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm

+ Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của hiệu ứng phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,90C.


Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
TV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
N8
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
HK
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
VA
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết