Sinh học 7

NT

Câu 1:Chim bồ câu có những đặc điểm sinh sản gì và ý nghĩa của những đặc điểm đó?

Câu 2:Hiện tượng ấp trứng,nuôi con của chim có ý nghĩa gì?

Câu 3:Nêu những đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn,hệ hô hấp,hệ thần kinh,hệ bài tiết của thỏ đại diện của lớp thú,thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp ĐVCXS đã học.

Câu 4:Cơ hoành ở thú có tác dụng gì?

Câu 5:Tại sao nói linh trưởng là tiến hóa nhất trong lớp thú?

Câu 6:Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh.

Câu 7:Nêu sự tiến hóa về thể thức cấu tạo chung của cơ thể động vật.

Câu 8:Nêu nguồn tài nguyên động vật ở nước ta có vai trò trong công nghiệp,sản phẩm công nghiệp và văn hóa.

Câu 9:Trình bày su hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống?

CÁC BẠN GIÚP MÌNH ĐI VÌ MAI MÌNH KIỂM ĐỀ CƯƠNG RỒI MÀ MỚI LÀM CÓ 3 CÂU À!!!

TH
4 tháng 5 2017 lúc 23:11

Câu 1:

Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và ý nghĩa của những đặc điểm đó:

Sinh học 7

Câu 2:

Hiện tượng ấp trứng , nuôi con của chim có ý nghĩa:

- Ấp trứng: bảo vệ và giữ ổn định nguồn nhiệt cho trứng.

- Nuôi con: giúp cho con phát triển tốt hơn.

Câu 3:

Những đặc điểm cấu tạo trong của thỏ (Thú) thể hiện sự hoàn thiện hơn của lớp động vật có xương sống đã học là:

– Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.

– Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.

– Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

– Thận sau : Cấu tạo phức tạp phù hợp với chắc năng trao đổi chất.

Câu 4:

- Cơ hoành có tác dụng phối hợp với các cơ liên sườn đẻ hô hấp, tăng thể tích lồng ngực nhờ việc co, giãn.

Câu 5:

- Linh trưởng là tiến hóa nhất trong lớp thú là vì:

+ Hình dáng giống con người .

+ Đi bằng chân.

+ Bàn tay, bàn chân có 5 ngón .

+ Ngón cái đối diện với các ngón còn lại --> Thích nghi với việc leo trèo.

+ Ăn thực vật, ăn tạp.

Bình luận (2)
TH
5 tháng 5 2017 lúc 12:55

Câu 6:

Ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh:

Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.

Câu 8:

Bạn tham khảo ở lick này nha!

Câu hỏi của Phạm Ngọc Minh Châu - Sinh học lớp 7 | Học trực tuyến

Câu 9:

-Xu hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật theo xu hướng từ chưa có đến đơn giản ngày càng phức tạp và hoàn thiện dần.
VD: Từ động vật nguyên sinh, ruột khoang chưa có hệ tuần hoàn. Đến giun thân mềm đã xuất hiện hệ tuần hoàn nhưng chưa có tim chính thức. VD: ở giun đất có 4 đôi mạch máu, châu chấu có tim bên. Nhưng lên đến cá, đã xuất hiện tim 2 ngăn, máu lưu thông một vòng . Đến ếch nhái và bò sát có tim 3 ngăn, máu lưu thông 2 vòng tuần hoàn , máu nuôi cơ thể là máu pha (bò sát tim 3 ngăn có vách hụt, tỉ lệ máu pha ít hơn so với ếch)
Lên đến chim và thú, tim cấu tạo 2 nửa riêng biệt. Nửa trái chứa máu đỏ tươi, nửa phải chứa màu đỏ thẫm, máu nuôi cơ thể hoàn toàn là máu đỏ tươi giàu ôxi và dinh dưỡng nên nhiệt độ cơ thể luôn không đổi.

Bài này mình tham khảo vì mình không học sách như bạn nên có gì thiếu sót bạn bổ sung nha! Câu 7 mình không biết làm.gianroi

Chúc bạn thi tốt!

hahavuihihi

Bình luận (0)
NT
5 tháng 5 2017 lúc 19:18

Cảm ơn 2 bạn nhiều, mình sẽ hổ trợ 2 bạn khi 2 bạn cần giúp đở câu nào khó

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
TU
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
CA
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
SI
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết