Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

HD

Câu 1:(4 điểm) Phát hiện và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:

".... Trời vừ xẩm tối, màn đêm như một tấm lụa khổng lồ đang dần dần chuyển xuống, bao trùm lên vạn vật, gió nhè nhẹ thổi, cây lá đu đưa thầm thì trò chuyện. Bầu trời không khí trở nên mát mẻ. Một lúc sau, trăng mới từ từ nhô lên. Mặt trăng tròn vành vạch như cái đĩa trắng tuôn ánh sáng xuống mặt đất. Cảnh vật được khoác lên mình một tấm áo giáp vàng."

Câu 2:(6 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Mã Lương trong truyện "Cây bút thần"

Câu 3:(10 điểm) Từ bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa, em hãy tả lại cơn mưa rào ở quê hương em.

*Yêu cầu:

-Câu 1: cần viết ít nhất 1 trang

-Câu 2: cần viết ít nhất 2 trang

-Câu 3: cần viết ít nhất 4 trang

PT
13 tháng 3 2018 lúc 18:17

câu 3:

Suốt mấy tháng nay không có lấy một trận mưa. Tiết trời ngột ngạt, oi bức, thật là khó chịu! Nước trong ao trong đầm cạn cả. Mặt ruộng nứt nẻ, lúa ngô héo úa. Từ con trâu con bò cho đến đàn gà, đàn vịt... đều lờ đờ, uể oải vì nóng. Vườn cây của ông em trước đây xanh tươi là thế mà bây giờ cũng ủ rũ trong cái nóng như nung. Mọi người trong làng ai cũng ao ước được vài cơn mưa rào cho mặt đất tươi nhuần trở lại.

Thế rồi cơn mưa mong đợi bấy lâu cũng tới.

Giữa trưa, trời đang, nắng chang chang bất chợt tối sầm. Mây đen ùn ùn kéo tới. Tiếng sấm ì ầm nổi lên bốn phía. Chớp nhoang nhoáng như xẻ rách bầu trời. Gió càng lúc càng mạnh. Muôn nghìn cây mía lá như những lưỡi gươm đang múa tít. Đàn mối vỡ tổ, bay tán loạn. Mối trẻ bay cao. Mối già bay thấp. Bầy gà hoảng hốt kêu chiêm chiếp, cuống quýt chạy tìm nơi ẩn nấp. Kiến đen, kiến vàng nối đuôi nhau, hối hả tha trứng lên những nơi cao ráo. Những cơn lốc cuốn lá vàng bay ràn rạt.

Lộp bộp! Lộp bộp! Trời đã đổ mưa. Hạt mưa lớn và thưa rơi trên mặt đất. Hơi đất bốc lên nóng hổi. Chỉ vài phút sau, đất trời trắng xoá trong màn mưa dày đặc. Từ ngoài cánh đồng và trong các ao chuôm, tiếng ếch nhái kêu vang, tiếng côn trùng rả rích hoà lẫn tiếng mưa tuôn rào rào, tạo thành một âm thanh náo nức, xôn xao. Lũ trẻ thi nhau chạy ra đồng để bắt cá rô rạch từ dưới ruộng lên. Đứa xách giỏ, đứa mang thùng, mang rổ, đứa tay không... Bất chấp gió mưa, chúng hí húi kiếm tìm trên bờ, dưới lạch. Mỗi khi bắt được cá, tiếng reo hò thích thú lại vang lên.

Cơn mưa kéo dài hơn một tiếng đồng hồ mới tạnh. Đồng ruộng, ao chuôm đầy nước. Cây cối trôi hết bụi bặm, như được hồi sinh, vui mừng vẫy lá. Mấy chú chim rỉa lông rỉa cánh, lích rích kêu trong vòm nhãn. Họ hàng nhà cò đậu trắng cả luỹ tre ven làng.

Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, không khí mát rượi, dễ chịu vô cùng! Mặt trời lại từ từ ló ra, cảnh sinh hoạt trở lại bình thường. Nhiều người vác cuốc ra thăm đồng, vẻ hồ hởi hiện rõ trên nét mặt. Ông em bảo trận mưa này quả là mưa vàng mưa bạc đối với nhà nông.



Bình luận (0)
PT
13 tháng 3 2018 lúc 18:17

3.

Giữa cái nóng của mùa hè oi ả, ai cũng muốn có một trận mưa đổ xuống để phá tan sự khó chịu này. Cái nắng gay gắt, cái nóng làm mọi vật đều phải vã mồ hôi…

Rồi từ đâu, một cơn gió lạnh thoảng qua làm dịu hẳn đi khí nóng. Gió trở nên nhiều hơn, mạnh hơn làm mọi vật thay đổi. Cây cối nghiêng ngả, va chạm vào nhau, những chiếc lá rụng xuống đường rồi lại theo dòng bụi bay tứ tung. Dòng người đi lại trên đường phố như hiểu được điều gì đó, vội vàng về nhà. Chỉ một lát sau, mây đen ùn ùn kéo tới hoà cùng những đám mây trắng rồi dần dần chiếm lĩnh cả một bầu trời. Bầu trời vừa nãy còn xanh biếc mà bây giờ đã trở nên đen sì như thế này.

Có một vài giọt mưa từ đâu rơi xuống đường. Điều mọi người mong mỏi đã tới. Mưa, mưa tới thật rồi. Rồi mưa trở nên nặng hạt hơn, dày hơn, ào ào xiên xuống đường. Những hạt mưa như vô cùng mạnh mẽ, đan chéo nhau rơi thật nhanh như muốn đâm thủng những chiếc lá. Chúng lao xuống mặt đường, tạo một lớp bọt dày đặc, trắng xoá. Trên mặt hồ, những gợn sóng lăn tăn, mềm mại, uyển chuyển như những vũ công ba lê đang nhảy múa, vui mừng đón chào mưa tới. Những mái nhà, những hàng cây, những con phố… như được mưa rửa sạch. Vui mừng quá, lũ trẻ con trong xóm í ới gọi nhau ra tắm mưa. Chúng chạy ra, cười đùa vui vẻ. Tiếng mưa hoà cùng với tiếng cười vô cùng thơ ngây, trong sáng của chúng tạo thành một bân hoà âm nghe thật vui tươi. Bên cửa sổ của những ngôi nhà cổ, mưa tí tách nhảy múa một cách say mê. Kìa! Những con gà từ góc vườn chạy ra ngắm mưa, những chú chó nằm im bên cạnh cửa thỉnh thoảng giơ tay ra rồi rụt lại. Có vẻ chú thích mưa lắm. Bây giờ không chỉ có mưa to mà gió cũng ngày một mạnh. Gió thổi qua làm lệch cả hướng rơi của lá, làm dòng nước mưa va chạm vào nhau. Cây cối hả hê uống nước bù cho những ngày hè đã qua. Chúng xoè cánh tay đỡ lấy những giọt nước mưa mát lạnh mà ông Trời ban tặng. Dòng xe trên đường phố giờ không còn. Thỉnh thoảng lắm mới có chiếc xe ô tô đi qua làm toé nước sang hai bên. Có chú chó bị nước vào người, chạy thật nhanh vào nhà. Mưa đã bao trùm lên mọi vật, không khí mát mẻ đã làm dịu đi cái nóng ngày hè. Rồi cơn mưa đã ngớt đi, trời đã sáng lên. Mọi vật trở nên khác hẳn. Bầu tròi trở nên trong xanh hơn. Hàng cây trở nên tươi mới hơn. Những chiếc lá được rửa sạch, xanh một màu vô cùng mát mẻ. Những mái ngói đỏ, qua một trận mưa trở nên đỏ hơn. Con đường đã không còn bụi bẩn. Hồ như được lọc nước, trở nên trong hơn. Mọi vật xung quanh như vừa được thay một bộ quần áo mới, vô cùng vui vẻ. Đám trẻ con vừa nãy tắm mưa, vẻ mặt buồn buồn như tiếc nuối. Nhưng chắc hẳn chúng rất vui vẻ vì cái không khí nóng đã không còn nữa. Dòng xe cộ lại trở nên đông đúc nhưng vui hơn. Trên môi, ai cũng nở một nụ cười tươi tắn. Bao trùm lên mọi vật không còn là cái nắng nóng của mùa hè nữa mà thay vào đó là sự tươi mát của mùa xuân, hơi chút se lạnh của mùa thu nữa. Tiết trời này làm tôi như muốn cười thật tươi, hát thật to bài hát mà mình yêu thích. Hiên nhà, nước mưa đầy ắp. Trên ống thoát nước, những giọt mưa còn đọng lại chảy từng giọt xuống vỉa hè.

Mưa thật là đẹp. Nó tạo ra một không khí đầy tươi mát cho nhũng ngày hè nóng bức. Nó rửa sạch mọi vật khỏi cát bụi. Nếu ai ngắm mưa thì chắc hẳn sẽ còn cảm nhận được sự thuần khiết của nó – tượng trưng cho vẻ đẹp người con gái Việt Nam ta.
Bình luận (0)
PT
13 tháng 3 2018 lúc 18:18

2.

"Ngày xửa ngày xưa, có cậu bé tên là Mã Lương, mồ côi cha mẹ từ nhỏ..." Theo mỗi lời kể của cô giáo, câu chuyện dân gian Trung Quốc Cây bút thần mở ra trước mắt em bao điều lí thú về cây bút kì diệu và người chủ của nó. Đó là cậu bé Mã Lương hiếu học, khảng khái, thông minh... Cậu bé ấy làm em khâm phục và yêu quý.

Gia cảnh của Mã Lương thật đáng thương. Em mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lại rất nghèo. Khó khăn đến vậy, những tưởng em sẽ chỉ còn biết đầu tắt mặt tối kiếm sống qua ngày, nhưng không, em còn có một ham mê cháy bỏng. Đó là vẽ. Em nghèo lắm, em còn không có đủ tiền để mua bút kia, thế mà em vẫn mơ ước, mơ ước đượcvẽ. Có thể nói Mã Lương đã vươn lên trên số phận của mình dù chỉ là trong ước mong. Như thế đã là quý, là hiếm rồi vì ước mơ ấy thật cao đẹp. Ham mê ấy đã thúc đẩy em hỏi mượn bút: "Thầy có thể cho tôi mượn một cây bút không?". Câu hỏi bạo dạn, đàng hoàng, đĩnh đạc và em như thấy trong đó có sự hồi hộp. Không hiểu mơ ước nhỏ bé của Mã Lương có được người thầy kia thông cảm không? Tiếng quát của thầy giáo: "Một thằng bé con nghèo xác nghèo xơ mà lại muốn học vẽ à! Mày điên đấy phải không?" cắt đứt suy nghĩ đó. Trước tiếng nói phũ phàng của "ông thầy", Mã Lương không tự ái, mà chỉ thấy day dứt về một điều vô lí trong xã hội. Em muốn chứng minh rằng "con nhà nghèo cũng học vẽ được". Hơn bao giờ hết, ước mơ lại bùng cháy trong em. Ta hồi hộp không hiểu Mã Lương sẽ thực hiện ước mơ như thế nào?

Về nhà, Mã Lương say mê tự học vẽ. Em học thế nào khi không có một cây bút trong tay? "Khi kiếm củi trên núi, Mã Lương lấy que củi vạch xuống đất... Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước vẽ... Khi về nhà em vẽ... lên tường". Cậu bé dốc lòng học vẽ, học không cần bút và chẳng bao lâu, cảnh em vẽ rất có hồn. Thật đáng khâm phục nghị lực của cậu bé này. Em tưởng tượng trước mắt mình là căn nhà tối tăm của Mã Lương và trên vách, những nét vẽ mềm mại, nhẹ nhàng. Em không phải chỉ khâm phục mà còn thật sự kinh ngạc trước ý chí, tài năng của một em bé nghèo. Em thầm ước, giá như mình có thể tặng cho cậu ấy một cây bút.

Em chợt nhớ đến ông tiên, ông tiên trong truyện cổthường hiện lên giúp ngưòi nghèo. Chắc chắn Mã Lương là người xứng đáng được ông giúp đỡ. Em lật trang sách xem tiếp: "Đêm ấy, có một cụ già râu tóc bạc phơ hiện lên trao cho Mã Lương cây bút bằng vàng lấp lánh...". Thế là thần tiên đã hiểu thấu mơ ước của Mã Lương. Em mừng cho Mã Lương và mong muốn được thấy bức vẽ đầu tiên của em vẽ bằng cây bút của mình. Cậu bé nghèo lắm, có lẽ em sẽ vẽ vàng bạc để cho mình đỡ khổ. Không, em không vẽ vàng bạc, em "vẽ cá cho cá bơi, vẽ chim cho chim hót". Quả là điều bất ngờ. Trong đầu Mã Lương tiền của chưa được nghĩ tới mà là thiên nhiên, thiên nhiên bao la, rộng lớn. Đó chính là tâm hồn của một nghệ sĩ phóng khoáng và chân chính.

Cậu bé không chỉ là nghệ sĩ của thiên nhiên, mà là người nghệ sĩ phục vụ nhân dân. "Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày... không có đèn, em vẽ cho đèn". Tại sao em không vẽ cho họ tiền bạc? Không, em không muốn biến họ thành kẻ ăn bám. Em giúp họ tự tạo ra hạnh phúc cho mình. Suy nghĩ của Mã Lương thật chín chắn. Đặc biệt là khi em quyết tâm không vẽ cho tên nhà giàu. Em không bị cám dỗ trước những lời dụ dỗ ngon ngọt của hắn. Em không hề sợ hãi khi hắn đe doạ và nhốt em vào chuồng ngựa. Bị nhốt, em nghịch ngợm vẽ lò bánh mì để chọc tức và nhanh trí vẽ thang, vẽ ngựa, cung tên để trốn đi. Trí thông minh và dũng khí của em thật đáng quý.

Xa quê, với cây bút thần trong tay những tưởng Mã Lương sẽ sống giàu sang, sung sướng. Em đã không làm thế, còn tự vẽ tranh kiếm sống. Giữa giàu sang nhờ cây bút thần và sự nghèo khó với việc vẽ tranh, Mã Lương đã chọn cuộc sống tự lực. Tới đây, ta càng thấy sự hợp lí, xứng đáng để cậu bé được nhận cây bút thần. Còn nhỏ nhưng cậu đã lao động hết mình vì nghệ thuật chân chính, vì niềm ham mê lớn của mình.

Nhưng cuộc đời của Mã Lương không dừng ở đó. Một lần do sơ suất, em đã vẽ một con cò và con cò vỗ cánh bay. Chuyện đến tai vua, vua bắt Mã Lương vẽ phượng, rồng, em vẽ cóc ghẻ, gà trụi lông. Em không muốn mang nghệ thuật phục vụ cho kẻ độc ác. Thật là dũng cảm. Một cậu bé như em mà dám cả gan chống lại nhà vua. Hẳn em biết rằng, làm thế sẽ bị chém đầu hay cầm tù. Đúng như dự đoán, Mã Lương bị vua tống vào ngục. Vua cướp cây bút của em và vẽ vàng nhưng lại thành đá, mãng xà. Vua hiểu rằng chỉ có Mã Lương mới làm nổiđiều đó. Thế là hắn dụ dỗ, hứa gả công chúa cho em. Mã Lương đồng ý. Hơi ngạc nhiên nhưng em vẫn tin rằng Mã Lương không dễ gì bị lôi kéo như vậy.

Mã Lương vẽ biển, vẽ sóng, vẽ cá, vẽ thuyền cho vua. Khi vua và quần thần ra khơi, em vẽ gió, nhẹ rồi mạnh dần, mạnh dần. Ta thích thú chứng kiến sự trừng trị của Mã Lương với tên vua tham lam. Hắn bị chìm dưới đáy biển sâu. Đó là kết cục thật đích đáng.

Cuối cùng, Mã Lương lại trở về với nhân dân, dùng bút thần phục vụ. Câu chuyện vềchú bé Mã Lương trở thành một huyền thoại đẹp sống mãi trong lòng mọi người. Đó là một cậu bé hiếu học, kiên trì, có nghị lực sắt đá, đó là một nghệ sĩ chân chính, suốt đời phục vụ nhân dân. Mã Lương đã từ trang sách bước ra với đời. Đó là những cậu bé mồ côi, học giỏi, những cô bé phải gánh gánh nặng gia đình vẫn không hết ước mơ.

Bình luận (0)
NT
13 tháng 3 2018 lúc 18:48

Câu 2:(6 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Mã Lương trong truyện "Cây bút thần"

''Ngày xửa ngày xưa, có cậu bé tên là Mã Lương, mồ côi cha mẹ từ nhỏ..." Theo mỗi lời kể của cô giáo, câu chuyện dân gian Trung Quốc Cây bút thần mở ra trước mắt em bao điều lí thú về cây bút kì diệu và người chủ của nó. Đó là cậu bé Mã Lương hiếu học, khảng khái, thông minh... Cậu bé ấy làm em khâm phục và yêu quý.

Gia cảnh của Mã Lương thật đáng thương. Em mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lại rất nghèo. Khó khăn đến vậy, những tưởng em sẽ chỉ còn biết đầu tắt mặt tối kiếm sống qua ngày, nhưng không, em còn có một ham mê cháy bỏng. Đó là vẽ. Em nghèo lắm, em còn không có đủ tiền để mua bút kia, thế mà em vẫn mơ ước, mơ ước đượcvẽ. Có thể nói Mã Lương đã vươn lên trên số phận của mình dù chỉ là trong ước mong. Như thế đã là quý, là hiếm rồi vì ước mơ ấy thật cao đẹp. Ham mê ấy đã thúc đẩy em hỏi mượn bút: "Thầy có thể cho tôi mượn một cây bút không?". Câu hỏi bạo dạn, đàng hoàng, đĩnh đạc và em như thấy trong đó có sự hồi hộp. Không hiểu mơ ước nhỏ bé của Mã Lương có được người thầy kia thông cảm không? Tiếng quát của thầy giáo: "Một thằng bé con nghèo xác nghèo xơ mà lại muốn học vẽ à! Mày điên đấy phải không?" cắt đứt suy nghĩ đó. Trước tiếng nói phũ phàng của "ông thầy", Mã Lương không tự ái, mà chỉ thấy day dứt về một điều vô lí trong xã hội. Em muốn chứng minh rằng "con nhà nghèo cũng học vẽ được". Hơn bao giờ hết, ước mơ lại bùng cháy trong em. Ta hồi hộp không hiểu Mã Lương sẽ thực hiện ước mơ như thế nào?

Về nhà, Mã Lương say mê tự học vẽ. Em học thế nào khi không có một cây bút trong tay? "Khi kiếm củi trên núi, Mã Lương lấy que củi vạch xuống đất... Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước vẽ... Khi về nhà em vẽ... lên tường". Cậu bé dốc lòng học vẽ, học không cần bút và chẳng bao lâu, cảnh em vẽ rất có hồn. Thật đáng khâm phục nghị lực của cậu bé này. Em tưởng tượng trước mắt mình là căn nhà tối tăm của Mã Lương và trên vách, những nét vẽ mềm mại, nhẹ nhàng. Em không phải chỉ khâm phục mà còn thật sự kinh ngạc trước ý chí, tài năng của một em bé nghèo. Em thầm ước, giá như mình có thể tặng cho cậu ấy một cây bút.

Em chợt nhớ đến ông tiên, ông tiên trong truyện cổthường hiện lên giúp ngưòi nghèo. Chắc chắn Mã Lương là người xứng đáng được ông giúp đỡ. Em lật trang sách xem tiếp: "Đêm ấy, có một cụ già râu tóc bạc phơ hiện lên trao cho Mã Lương cây bút bằng vàng lấp lánh...". Thế là thần tiên đã hiểu thấu mơ ước của Mã Lương. Em mừng cho Mã Lương và mong muốn được thấy bức vẽ đầu tiên của em vẽ bằng cây bút của mình. Cậu bé nghèo lắm, có lẽ em sẽ vẽ vàng bạc để cho mình đỡ khổ. Không, em không vẽ vàng bạc, em "vẽ cá cho cá bơi, vẽ chim cho chim hót". Quả là điều bất ngờ. Trong đầu Mã Lương tiền của chưa được nghĩ tới mà là thiên nhiên, thiên nhiên bao la, rộng lớn. Đó chính là tâm hồn của một nghệ sĩ phóng khoáng và chân chính.

Cậu bé không chỉ là nghệ sĩ của thiên nhiên, mà là người nghệ sĩ phục vụ nhân dân. "Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày... không có đèn, em vẽ cho đèn". Tại sao em không vẽ cho họ tiền bạc? Không, em không muốn biến họ thành kẻ ăn bám. Em giúp họ tự tạo ra hạnh phúc cho mình. Suy nghĩ của Mã Lương thật chín chắn. Đặc biệt là khi em quyết tâm không vẽ cho tên nhà giàu. Em không bị cám dỗ trước những lời dụ dỗ ngon ngọt của hắn. Em không hề sợ hãi khi hắn đe doạ và nhốt em vào chuồng ngựa. Bị nhốt, em nghịch ngợm vẽ lò bánh mì để chọc tức và nhanh trí vẽ thang, vẽ ngựa, cung tên để trốn đi. Trí thông minh và dũng khí của em thật đáng quý.

Xa quê, với cây bút thần trong tay những tưởng Mã Lương sẽ sống giàu sang, sung sướng. Em đã không làm thế, còn tự vẽ tranh kiếm sống. Giữa giàu sang nhờ cây bút thần và sự nghèo khó với việc vẽ tranh, Mã Lương đã chọn cuộc sống tự lực. Tới đây, ta càng thấy sự hợp lí, xứng đáng để cậu bé được nhận cây bút thần. Còn nhỏ nhưng cậu đã lao động hết mình vì nghệ thuật chân chính, vì niềm ham mê lớn của mình.

Nhưng cuộc đời của Mã Lương không dừng ở đó. Một lần do sơ suất, em đã vẽ một con cò và con cò vỗ cánh bay. Chuyện đến tai vua, vua bắt Mã Lương vẽ phượng, rồng, em vẽ cóc ghẻ, gà trụi lông. Em không muốn mang nghệ thuật phục vụ cho kẻ độc ác. Thật là dũng cảm. Một cậu bé như em mà dám cả gan chống lại nhà vua. Hẳn em biết rằng, làm thế sẽ bị chém đầu hay cầm tù. Đúng như dự đoán, Mã Lương bị vua tống vào ngục. Vua cướp cây bút của em và vẽ vàng nhưng lại thành đá, mãng xà. Vua hiểu rằng chỉ có Mã Lương mới làm nổiđiều đó. Thế là hắn dụ dỗ, hứa gả công chúa cho em. Mã Lương đồng ý. Hơi ngạc nhiên nhưng em vẫn tin rằng Mã Lương không dễ gì bị lôi kéo như vậy.

Mã Lương vẽ biển, vẽ sóng, vẽ cá, vẽ thuyền cho vua. Khi vua và quần thần ra khơi, em vẽ gió, nhẹ rồi mạnh dần, mạnh dần. Ta thích thú chứng kiến sự trừng trị của Mã Lương với tên vua tham lam. Hắn bị chìm dưới đáy biển sâu. Đó là kết cục thật đích đáng.

Cuối cùng, Mã Lương lại trở về với nhân dân, dùng bút thần phục vụ. Câu chuyện vềchú bé Mã Lương trở thành một huyền thoại đẹp sống mãi trong lòng mọi người. Đó là một cậu bé hiếu học, kiên trì, có nghị lực sắt đá, đó là một nghệ sĩ chân chính, suốt đời phục vụ nhân dân. Mã Lương đã từ trang sách bước ra với đời. Đó là những cậu bé mồ côi, học giỏi, những cô bé phải gánh gánh nặng gia đình vẫn không hết ước mơ.

Câu 3:(10 điểm) Từ bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa, em hãy tả lại cơn mưa rào ở quê hương em.

Giữa cái nóng của mùa hè oi ả, ai cũng muốn có một trận mưa đổ xuống để phá tan sự khó chịu này. Cái nắng gay gắt, cái nóng làm mọi vật đều phải vã mồ hôi…

Rồi từ đâu, một cơn gió lạnh thoảng qua làm dịu hẳn đi khí nóng. Gió trở nên nhiều hơn, mạnh hơn làm mọi vật thay đổi. Cây cối nghiêng ngả, va chạm vào nhau, những chiếc lá rụng xuống đường rồi lại theo dòng bụi bay tứ tung. Dòng người đi lại trên đường phố như hiểu được điều gì đó, vội vàng về nhà. Chỉ một lát sau, mây đen ùn ùn kéo tới hoà cùng những đám mây trắng rồi dần dần chiếm lĩnh cả một bầu trời. Bầu trời vừa nãy còn xanh biếc mà bây giờ đã trở nên đen sì như thế này.

Có một vài giọt mưa từ đâu rơi xuống đường. Điều mọi người mong mỏi đã tới. Mưa, mưa tới thật rồi. Rồi mưa trở nên nặng hạt hơn, dày hơn, ào ào xiên xuống đường. Những hạt mưa như vô cùng mạnh mẽ, đan chéo nhau rơi thật nhanh như muốn đâm thủng những chiếc lá. Chúng lao xuống mặt đường, tạo một lớp bọt dày đặc, trắng xoá. Trên mặt hồ, những gợn sóng lăn tăn, mềm mại, uyển chuyển như những vũ công ba lê đang nhảy múa, vui mừng đón chào mưa tới. Những mái nhà, những hàng cây, những con phố… như được mưa rửa sạch. Vui mừng quá, lũ trẻ con trong xóm í ới gọi nhau ra tắm mưa. Chúng chạy ra, cười đùa vui vẻ. Tiếng mưa hoà cùng với tiếng cười vô cùng thơ ngây, trong sáng của chúng tạo thành một bân hoà âm nghe thật vui tươi. Bên cửa sổ của những ngôi nhà cổ, mưa tí tách nhảy múa một cách say mê. Kìa! Những con gà từ góc vườn chạy ra ngắm mưa, những chú chó nằm im bên cạnh cửa thỉnh thoảng giơ tay ra rồi rụt lại. Có vẻ chú thích mưa lắm. Bây giờ không chỉ có mưa to mà gió cũng ngày một mạnh. Gió thổi qua làm lệch cả hướng rơi của lá, làm dòng nước mưa va chạm vào nhau. Cây cối hả hê uống nước bù cho những ngày hè đã qua. Chúng xoè cánh tay đỡ lấy những giọt nước mưa mát lạnh mà ông Trời ban tặng. Dòng xe trên đường phố giờ không còn. Thỉnh thoảng lắm mới có chiếc xe ô tô đi qua làm toé nước sang hai bên. Có chú chó bị nước vào người, chạy thật nhanh vào nhà. Mưa đã bao trùm lên mọi vật, không khí mát mẻ đã làm dịu đi cái nóng ngày hè. Rồi cơn mưa đã ngớt đi, trời đã sáng lên. Mọi vật trở nên khác hẳn. Bầu tròi trở nên trong xanh hơn. Hàng cây trở nên tươi mới hơn. Những chiếc lá được rửa sạch, xanh một màu vô cùng mát mẻ. Những mái ngói đỏ, qua một trận mưa trở nên đỏ hơn. Con đường đã không còn bụi bẩn. Hồ như được lọc nước, trở nên trong hơn. Mọi vật xung quanh như vừa được thay một bộ quần áo mới, vô cùng vui vẻ. Đám trẻ con vừa nãy tắm mưa, vẻ mặt buồn buồn như tiếc nuối. Nhưng chắc hẳn chúng rất vui vẻ vì cái không khí nóng đã không còn nữa. Dòng xe cộ lại trở nên đông đúc nhưng vui hơn. Trên môi, ai cũng nở một nụ cười tươi tắn. Bao trùm lên mọi vật không còn là cái nắng nóng của mùa hè nữa mà thay vào đó là sự tươi mát của mùa xuân, hơi chút se lạnh của mùa thu nữa. Tiết trời này làm tôi như muốn cười thật tươi, hát thật to bài hát mà mình yêu thích. Hiên nhà, nước mưa đầy ắp. Trên ống thoát nước, những giọt mưa còn đọng lại chảy từng giọt xuống vỉa hè.

Mưa thật là đẹp. Nó tạo ra một không khí đầy tươi mát cho nhũng ngày hè nóng bức. Nó rửa sạch mọi vật khỏi cát bụi. Nếu ai ngắm mưa thì chắc hẳn sẽ còn cảm nhận được sự thuần khiết của nó – tượng trưng cho vẻ đẹp người con gái Việt Nam ta.

Bình luận (0)
HT
13 tháng 3 2018 lúc 18:13

Câu 2:

Chúng ta đã được học rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay và hấp dẫn. Mỗi câu chuyện lại mang một nội dung riêng từ đó gửi gắm cho chúng ta một ý nghĩa sâu sắc khác nhau. Trong những chuyện cổ tích đó thì truyện cây bút thần đã để lại trong tôi rất nhiều những ấn tượng đặc biệt. Trong câu chuyện hình ảnh nhân vật Mã Lương hiện lên nhà một nhân vật có tài luôn dùng tài năng của mình để giúp đỡ mọi người chống lại những kẻ độc ác tham lam. Đây cũng là một tuýp nhân vật khá phổ biến trong chuyện cổ tích.

Câu chuyện kể về một em bé có tên là Mã Lương. Em là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Một hôm nằm mơ em được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo.

Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói. Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang để trèo ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung.

tên bắn chết tên địa chủ cầm dao đuổi theo. Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý em để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua luôn vẽ những gì trái ngược với những điều mà tên vua nói. Cuối cùng em vẽ cuồng phong bão táp nhấn chìm tất cả bọn gian thần độc ác .

Đầu tiên chúng ta đặt ra một câu hỏi là tại sau ông bụt lại trao cây bút thần cho Mã Lương chứ không phải là một ai khác. Có người noi đó là vì Mã Lương rất thích vẽ nhưng đó chỉ là một nguyên nhân phụ mà nguyên nhân chính đó là bởi vì ông bụt biết trao cây bút thần cho em thì em sẽ biết sử dụng nó để làm việc có ích cho mọi người và em cũng rất thông minh em sẽ không để cho bọn cường hào áp bức. Điều đó đã được chứng minh trong từng chi tiết của câu chuyện. Với cây bút thần trong tay Mã Lương đã làm được rất nhiều những việc rất tốt cho những người dân nghèo khổ. Em vẽ cho những người nông dân nghèo khổ những cái cuốc cái cày những dụng cụ lao động cần thiết cho những người nông dân. Điều này cũng thể hiện được sự thông minh của em. Em không vẽ cho họ những thứ vật chất cao sa như tiền bạc hay nhà cửa mà chỉ vẽ cho họ những thứ mà thiết yếu để cho họ sản xuất để cho họ tự kiếm cho mình những đồng tiền bằng chính sức lao động của họ. Nếu như em vẽ cho họ những của cải vật chất thì chắc chắn họ sẽ tiếp tục đến để xin vẽ tiếp. Từ câu chuyện của Mã Lương tác giả dân gian muốn truyền cho chúng ta một bài học rằng của cải phải do chính mình tạo ra thì nó mới có giá tri mới quý giá còn những thứ không phải do mình làm ra thì chẳng mấy chốc sẽ tan biến mà thôi.

Em muốn sống một cuộc sống bình yên với những người hàng xóm của mình thế nhưng những tên tham lam không chịu bỏ qua cho em là măn lần bảy lượt muốn cướp cây bút thần và muốn em vẽ những của cải có giá trị cho chúng Đại diện cho bọn chúng là tên địa chủ độc ác đã nhốt vào ngục hòng làm cho em sợ hãi. Thế nhưng bằng trí thông minh tài ba cộng với lòng dũng cảm em đã có những cách xử lí vô cùng thông minh khiến cho bọn địa chủ tham lam khiếp sợ. Tác giả dân gian trong cuộc đấu tranh với bọn tham lam đã chuyển từ thấp đến cao ngày càng thêm tính phức tạp hơn. Thế nhưng càng trong những tình cảnh cam go thì phẩm chất của Mã Lương càng được khẳng định là một em bé vô cùng thông minh dũng cảm không sợ những tên có thế lực ,em từ chỗ không vẽ gì cho tên địa chủ đến chỗ em vẽ thành những thứ trái ngược với những gì tên vua sai khiến làm cho hắn khiếp sợ rồi có một kết quả rất thảm khốc đó là chìm trong sóng biển. Ta cũng cần khẳng định lại rằng cuộc chiến giữa Mã Lương và những tên tham làm là một cuộc chiến không cân sức.

Điều đó càng khẳng định hình tượng em hiện lên rất sinh động rất dũng cảm nhưng cũng rất mưu trí thông minh càng khiến cho người đọc yêu quý và cảm phục trước hình tượng nhân vật em. Phẩm chất này được thể hiện rất rõ khi em đối diện với tên vua độc ác. Vua hứa sẽ cho em tất cả mọi thứ mà em muốn vàng bạc châu báu chỉ cần em vẽ theo ý muốn của hắn Tác giả dân gian đã dùng những lời văn khá chi tiết về đoạn Mã Lương trừng trị lũ gian thần nhằm thể hiện quan niệm của nhân dân về cóng lí xã hội. Mặt khác, cũng qua hành động này, tác giả dân gian muốn khẳng định tài năng chỉ thực sự có giá trị khi nó được đem ra để phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác; đồng thời cũng khẳng định nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập.

Cầy bút thần không chỉ có giá trị lớn về nội dung tư tưởng, mà còn là một truyện cổ tích rất đặc sắc về mặt nghệ thuật. Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng độc đáo và phong phú của nhân dân. Với một loạt các tình tiết lý thú, gợi cảm đặc biệt là việc xây dựng hình ảnh cây bút thần và khả năng kì diệu của nó, truyện đã thể hiện ước mơ của con người và giúp họ thực hiện ước mơ đó.

Truyện Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Truyện nhằm khẳng định nghệ thuật chân chính luôn gắn liền với tài năng, đức độ, tinh thần say mê sáng tạo và chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ cho những mục đích chính đáng của con người. Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.

Bình luận (0)
HD
13 tháng 3 2018 lúc 19:10

đừng chép trên mạng nha

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CP
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
LR
Xem chi tiết