Văn bản ngữ văn 9

DN

Câu 1 : Viết một đoạn văn nêu trách nhiệm của học sinh hiện nay.

Câu 2: Thuyết minh về một nghề thủ công hay một đặc sản của quê em

NH
12 tháng 12 2018 lúc 17:39

THAM KHẢO

Câu 1 : Viết một đoạn văn nêu trách nhiệm của học sinh hiện nay.

Nhiều nhà thơ, nhà văn đã lấy tuổi trẻ, lấy thanh niên để làm đề tài cho bài văn, bài thơ của mình. Ngày trước, đã có biết bao anh hùng vì đất nước tổ quốc Việt Nam mà không quản ngại khó khăn, xả thân mình vì độc lập tự do của nước nhà. Đặc biệt có những anh hùng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là tuổi trẻ ngày nay cần có trách nhiệm như thế nào để giúp đất nước phát triển thịnh vượng như các bị tiền bối ngày xưa ??? Để giúp nước nhà phát triển, đầu tiên các bạn trẻ cần ra sức học tập thật chăm chỉ để có kiến thức thật vững vàng. Thứ hai, các bạn trẻ phải có hướng đi thật đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của mình để có thể phục dựng cho nước nhà theo hướng tốt nhất phù hợp với năng lực của mình. Và hơn nữa, các bạn còn cần phải ràn luyện thêt lực để có thể cống hiến trong trong trong bất cứ khi nào. Nói chung, việc giúp đỡ, cống hiến, cho nước nhà luôn là việc cần thiết nhất ở mỗi thời đại.

Câu 2: Thuyết minh về một nghề thủ công hay một đặc sản của quê em

I. Mở bài: giới thiệu dặc sản quê em
Tôi sinh ra và lớn lên tại Quảng Nam, nơi có nhiều khu du lịch, nôi tiếng, có nhiều di sản văn hóa thế giới như: phố cổ Hội An, di tích thắng địa Mỹ Sơn, khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm,…. Nhưng đến với Quảng Nam bạn không thể không thể thưởng thức món Mỳ Quảng nổi tiếng của quê tôi. Mỳ Quảng có một đặc trưng mà chẳng món ăn nào có, chính vì thế mà khi có dịp đến với Quảng Nam hãy thưởng thức món ăn này.

II. Thân bài: thuyết minh về mỳ Quảng
1. Nguồn gốc của Mỳ Quảng:

- Mỳ quảng là món mỳ duy nhất lại Việt Nam
- Mỳ Quảng có tên gọi bắt nguồn từ người Tàu
- Món mì của người Tàu làm từ bột mì nhưng Mỳ Quảng không làm như thế, nên tạo nên sự độc đáo của Mỳ Quảng.
- Mỳ Quảng thì có vẻ là một sáng tạo riêng biệt của vùng Quảng Nam không dựa trên một truyền thống có sẵn nào.
2. Thành phần của Mỳ Quảng:
- Sợi mì Quảng làm bằng bột gạo
- Nước dung được nấu từ tôm và thịt và các loại thịt khác, nhưn mỳ có thể được nấu từ bất cứ gì, gia vị đặt trưng của vùng đất Quảng
- Khi ăn thường dung chung với bánh tráng và ra sống và nước mắm
- Sợi mỳ cắt ra từ lá mỳ sau khi được tráng, sợi mì Quảng và sợi phở giống nhau
3. Ý nghĩa của Mỳ Quảng:
- Biểu tượng truyền thống cho người dân Quảng Nam
- Có thể ăn no, thay cơm
- Là món mỳ duy nhất tại Việt Nam

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về món ăn dặc sản quê em
- Em rất thích ăn mỳ quảng
- Em rất tự hào về món ăn này

Bình luận (0)
TS
12 tháng 12 2018 lúc 18:59

Tham Khảo

Nem chua Thanh Hóa là món ăn nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Món này được chế biến hết sức kỳ công, qua nhiều công đoạn kỹ lưỡng, từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khi đóng gói sản phẩm...

Thịt để làm nem phải là loại thịt nóng, nghĩa là khi heo vừa mới xẻ thịt thì người thợ làm nem phải thái, xay, chế biến ngay, không để lâu. Bởi nếu thịt nguội, nem sẽ không có độ bóng cũng như sự kết dính trong quá trình lên men.Ngày trước khi chưa có máy xay thịt, người thợ phải giã thịt bằng tay trên những cối đá lớn. Theo kinh nghiệm của những gia đình làm nem truyền thống, thì thịt giã cối đá sẽ có độ giòn, quánh, dính hơn là thịt xay máy.

Bì lợn cũng phải chọn rất kỹ, heo lấy bì phải là heo cạo chín, nghĩa là làm bằng nước sôi. Có như thế lông mới sạch và khi chế biến sẽ đỡ tốn thời gian. Để có những sợi bì trong, ngon, người thợ phải cạo thật sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì, cho tới khi lớp bì mỏng, trắng tinh, trong suốt thì được. Bì càng làm kỹ bao nhiêu thì khi thái chỉ, bì càng giòn và dai bấy nhiêu.

Khi nguyên liệu chính là thịt và bì đã xong, người thợ sẽ trộn hai hỗn hợp này lại với nhau cùng các loại gia vị muối, bột ngọt, đường, nêm thêm chút nước mắm cho thơm. Sau đó mang hỗn hợp thịt trên ra đóng gói. Mỗi một chiếc nem được người gói cho kèm thêm chút tỏi, lá đinh lăng, ớt, những phụ gia này có tác dụng làm cho hương vị nem trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn và cũng là để cân bằng giữa lạnh (nem chua) với nóng (lá đinh lăng, ớt). Lá chuối gói nem phải là lá chuối ngự vừa xanh vừa dầy, bởi trong quá trình vận chuyển và lưu giữ nem vẫn tiếp tục lên men.

Để bảo quản được dài ngày, người thợ thường bọc giấy bóng thêm bên trong nem. Thông thường nem gói sau 3 ngày là chín, có thể dùng được. Bóc lớp lá chuối màu xanh ở ngoài, đã thấy lộ ra màu hồng của thịt, màu trắng của sợi bì, màu đỏ của ớt.

Khi thưởng thức sẽ gặp vị chua thanh của thịt, dai giòn của sợi bì, cay của ớt, thơm của tỏi, chát ngọt của đinh lăng ... một hương vị rất riêng mà không phải nem chua nơi nào cũng có như nem chua xứ Thanh. Nem Thanh có vị lạ rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nữa.

Nem chua Thanh Hoá vừa ngon, vừa rẻ nhưng có điều rất lạ và hay là có thể làm đồ nhắm, cũng có khi ăn với cơm. Tiện hơn cả là ở đâu ta cũng có thể nhấm nháp hương vị hấp dẫn của nó. Nghĩ đến nem chua quê mình đầu lưỡi tôi lại cay cay, ngọt ngọt. Khó mà tả được cảm giác sung sướng khi được ăn một vài miếng nem chua ở quê hương mình trong lúc đang ở nơi xa xôi.

Ai đi qua xứ Thanh cũng phải nếm thử hương vị lạ của những chiếc nem xinh xắn. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân. Ngày lễ Tết hoặc cưới xin, nem chua trở thành món ngon không thể thiếu. Kèm với những cặp bánh chưng xanh, những chiếc giò ngày Tết là những xâu nem chua làm từ chất liệu quê hương mời khách đến chơi nhà.

Nếu có dịp dừng chân nơi miền đất này, mời bạn hãy thưởng thức nem chua xứ Thanh.Vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà gia vị tạo nên hương thơm khó quên của món nem chua Thanh Hóa.Nem chua Thanh Hóa nổi tiếng xưa nay khắp một dải đất dài từ Nam ra Bắc. Người Thanh Hóa tự hào với bạn bè nơi nơi vì có một thứ quà không phải nơi nào cũng cứ học là làm được, mà nó được truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác qua nhiều năm nay.

Bình luận (0)
HV
12 tháng 12 2018 lúc 19:10

2,

Đặc sản Hà Nội có nhiều, Hà Nội là địa điểm nổi tiếng với ẩm thực hấp dẫn, không chỉ đối với du khách nước ngoài mà còn lôi cuốn người Việt Nam. Nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở Hà Nội.

Không biết, phở Hà Nội có tự bao giờ, chỉ biết rằng, phở đã đi vào trang viết của rất nhiều nhà văn như: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn hay Vũ Bằng,... Phở, dưới những ngòi bút ấy, gần như chẳng còn ai có thể tả hay hơn nữa, và cũng chẳng cần ai phải tốn công mà viết thêm về Phở nữa vì nó đã quá đủ đầy, đã quá nổi tiếng rồi.

Và cũng không biết từ bao giờ phở đã trở thành món ngon nổi tiếng và khi thưởng thức phở ở Hà Nội người ta mới thấy được hương vị truyền thống. Phở Hà Nội là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội đã có từ rất lâu.

Thạch Lam trong Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường viết: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”. Phở ngon phải là phở “cổ điển”, nấu bằng thịt bò, “nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả”, “rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ”. Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: “Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối....

Nguyễn Tuân, nhà văn của “Vang bóng một thời” đã có một tùy bút xuất sắc về phở. Ông cho phở có một “tâm hồn”, phở là “một miếng ăn kỳ diệu của tất cả người Việt Nam chân chính”. Cố đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa lúc sinh thời kể rằng, có lần ông cùng Nguyễn Tuân đang ăn phở, một người yêu thích nhận ra nhà văn bước lại chào nhưng Nguyễn Tuân vẫn vục đầu vào ăn. Người kia chắc chắn mình không nhầm đã kiên trì chờ đợi. Hết tô phở Nguyễn Tuân mới ngẩng mặt lên bảo “Tôi đang thưởng thức nên không trả lời, anh thứ lỗi”. Nhà văn không dùng chữ ăn mà dùng chữ thưởng thức.

Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, người Hà Nội còn ăn kèm với những miếng quẩy nhỏ. Tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở.

Trong món phở Hà Nội công đoạn chế biến nước dùng, còn gọi nước lèo, là công đoạn quan trọng nhất. Nước dùng của phở truyền thống là phải được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Xương phải được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo. Gừng và củ hành đã nướng đồng thời cũng được cho vào. Lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt...Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt nữa. Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào nước lèo.

Có thể nói, PhởHà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng rau thơm xinh xắn, mấy nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêm mấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên.

Tất cả màu sắcđó như một bức hoạ lập thể hơi bạo màu nhưng đẹp mắt cứ dậy lên hương vị, quyện với hơi nước phở bỏng rẫy, bốc lên nghi ngút, đánh thức tất thảy khả năng vị giác, khứu giác của người ăn, khiến ta có cảm giác đang được hưởng cái tinh tế của đất trời và con người hợp lại. Chỉ húp một tý nước thôi đã thấy tỉnh người. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, cái thơm của thịt bò tươi mềm. Tất cả cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm nhẹ mà chân thật, tuyệt kỹ hài hoà.

Ta có thể thưởng thức nhiều hương vị phở tại Hà Nội.

Có ba món phở chính:

Phở nước: Cho bánh phở, thịt, rau thơm và gia vịvào một cái bát ôtô rồi chan ngập nước dùng nóng lên.

Phở xào: Xào bánh phở cùng thịt và rau thơm.

Phở áp chảo: Xào bánh phở trong mỡ nóng tới khi bánh phở trở lên nâu giòn, rồi thêm gia vị.

Trong ba loại phở trên thì phở nước là phổ biến hơn cả. Phở nước gồm có: Phở Bò, phở Gà, phở Tim gan. Tuy nhiên, người sành điệu chỉ ăn phở chuộng nhất phở Bò, thứ đến là phở gà và không chấp nhận những loại phở khác.

Đối với du khách nước ngoài thì phở được coi là món ngon hấp dẫn và lạ miệng bởi sự tinh túy. Để thưởng thức phở ngon thì cần phải để phở trong bát sứ chứ không phải là bát thủy tinh hay bát nhựa. Bát đựng phở không được quá to hay quá nhỏ. Nếu bát quá nhỏ, nước dùng sẽ chóng nguôi và không có đủ chỗ để thit, rau thơm và gia vị. Nếu bát to quá thì chưa ăn hết một bát bạn đã thấy chán vì phở chỉ là một món ăn nhẹ hoặc món ăn thêm.

Khi ăn phở, một tay cầm đũa còn tay kia cầm thìa. Dùng đũa tre là thích hợp nhất vì nó giản dị và không bị trơn khi gắp bánh phở. Bàn ăn phở cần hơi thấp so với bình thường để nước dùng không vương vào quần áo bạn khi cúi xuống gắp sợi bánh phở lên ăn.

Trông bạn sẽ rất kỳ cục nếu bạn uống bia hoăc trà đá khi ăn phở. Tuy nhiên, bạn nhấm nháp một chén cuốc lủi để bát phở thêm ngon thì có thể chấp nhận được. Nhưng thường thì không dùng đồ uống hoặc các đồ ăn khác khi ăn phở, ăn như vậy mới càng thấy phở ngon.

Nếu có cơ hội đến với Hà Nội thì bạn nên thưởng thức hương vị phở đặc trưng này nhé! Phở Hà Nội là như thế, đó là cái ngon của tất thảy những chất liệu đời thường Việt Nam nhưng đã được bàn tay tài hoa của người Hà Nội làm thành tác phẩm!

Bình luận (0)
AQ
12 tháng 12 2018 lúc 20:01

1.

Các bạn biết không, mái trường- ngôi nhà thứ hai của chúng ta- là nơi luôn đầy ắp những niềm vui, là nơi luôn có sư dìu dắt dịu dàng, ân cần hay kiêm khắc của các thầy giáo, cô giáo. Họ luôn cho ta những lời khuyên, bài học, kinh nghiệm bổ ích cho tương lai của mỗi người. Họ như những người lái đò, đưa chúng ta qua đại dương học vấn. Ôi công ơn của các thầy cô thật to lớn, chúng ta cần phải biết ơn tất cả. Ta cần lễ phép, kính nể, tôn trọng. Chỉ cần một vài hành động nhỏ như chào thầy cô khi gặp mặt, tới ngày lễ tặng một vài bông hoa hay chỉ là nói thích học cô…thì cũng đã làm cho thầy cô vui sướng và tư hào biết bao. Chỉ đơn giản thế thôi, tại sao chúng ta không cùng nhau làm bạn nhỉ?
Nhưng theo mình, trách nhiệm cao hơn cả là cố gắng học, học thật giỏi. Để rồi sau này, bạn- một trong những chủ nhân tương lai của đất nước- sẽ làm rạng danh nước, làm cho đất nước này ngày càng giàu mạnh hơn, thực hiện những kế hoạch mà các bác đi trước chưa thể hay đưa nền công nghiệp của nước ta phát triển bậc nhất. Chắng phải Bác Hồ đã nói : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” sao? Thế nhưng không phải là học thật nhiều quên ăn, quên chơi, lúc nào cũng chỉ biết có học. Mà là cần đề ra cho mình một kế hoạch hoàn chỉnh, 1 kế hoạch mà bạn tự cho rằng mình cảm thấy thoải mái, không ngột ngạt, 1 phương hướng hoc tập mà bạn thấy tốt nhất, giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh nhất, 1 kế hoạch cân cân bằng giữa học, chơi, và nghỉ ngơi. Con người ta không giống như rô-bốt nên cần phải có thời gian nghỉ và chơi thể dục thể thao để lấy lại sức sau những giờ học mệt mỏi. Và việc cuối cùng là nên 1 thời gian nhất định để hoàn thành chúng.

2.

Đa phần người Việt sinh ra và lớn lên ở vùng đồng bằng lúa nước, thân thể vóc sức được nuôi bằng lúa gạo, tâm hồn được bồi dưỡng bởi hương đồng gió nội, bởi vậy mà khó xa cơm gạo, vắng vài ngày thôi là đủ nhớ quay nhớ quắt!

Thưở ông cha chúng ta đã chế biến từ hạt gạo thành bao thức bánh ăn chơi thật ngon miệng để thay cho những bữa cơm thường ngày đơn điệu.

Trong những món bánh làm từ bột gạo, tiện dụng và bền, rẻ nhất là món bánh tráng, một số nơi miền Bắc gọi là bánh đa.

Bánh tráng Phú Yên bán ở chợ mua làm quà giá 90 nghìn đến 100 nghìn đồng 100 cái

Bánh tráng nơi nào cũng có trên khắp đất nước này, nhưng bánh tráng Phú Yên quê tôi có vị rất riêng, được nhiều người ưa thích và đã thành món đặc sản đất Phú. Bánh tráng được làm từ những hạt gạo trên cánh đồng phù sa của con sông Ba, giống lúa gạo này nấu cơm thì thường khô chứ không dẻo như lúa gạo miền Tây, nhưng dường như thích hợp để làm bánh tráng.

Phú Yên là vùng đất hanh khô nhiều nắng, những hạt gạo vùng đồng bằng sông Ba được ngâm và xay thành bột có độ lỏng thích hợp, đem tráng trên nồi hơi có căng vải dày, độ dày mỏng của bánh tuỳ theo sở thích và nhu cầu sử dụng, sau vài phút bánh chín người ta đem phơi nắng tự nhiên cho bánh thật khô. Nếu bảo quản tốt thì bánh tráng khô có thể để được cả năm.

Làng bánh tráng Đông Bình – Hòa An – Phú Hòa

Tráng bánh tráng

Phơi bánh tráng

Bánh tráng khô có thể nhúng cuốn với rau sống, thịt hoặc trứng… nhưng ngon nhất vẫn là cuốn với thịt ba chỉ luộc, chấm nước mắm nêm hoặc nước mắm nguyên chất. Ngoài cách dùng bánh nhúng để cuốn, bánh tráng nướng được xem là món ăn chơi hay ăn no kèm với bánh nhúng. Ở vùng đất Phú trong gia đình cũng như trong quán ăn , nhà hàng đều không thể thiếu món bánh tráng nướng, trong khi chờ đợi thức ăn đem lên khách được nhâm nhi bánh tráng nướng vừa trò chuyện để bữa ăn thêm phần hứng thú

Bánh tráng nướng đất Phú chỉ bằng bột gạo pha với mè đen hoặc mè trắng, nướng lên thơm lừng, giòn rụm, vị ngòn ngọt của gạo vị béo thơm của mè có sức hấp dẫn lạ kỳ, càng ăn càng ghiền không thấy ngán. Theo tôi biết một số nơi làm bánh tráng để nướng thường thêm thắt nhiều thứ như nước cốt dừa, nước mắm hành tiêu , bột nêm hoặc pha nhiều bột sắn… và giá thành cao gấp mười lần giá bánh ở đất Phú, mới ăn cũng ngon vì vị lạ lạ nhưng mau ngán hơn.

Các loại bánh tráng được bày bán ở chở hoặc các gian hàng tạp hóa

Bánh tráng đất Phú tuy không cầu kỳ gia vị nhưng thật đậm đà vì vị ngọt của gạo nguyên chất, khác với những nơi người ta thường pha thêm nhiều bột sắn nhằm mục đích lợi nhuận cao, nhìn ngoài giống nhau nhưng khi nhúng loại bánh có pha sắn mau nhũn và dính bệt vào nhau khó gỡ và ít ngọt, hoặc nếu bánh tráng nướng có pha nhiều bột sắn thì nướng sẽ phồng hơn nhưng không giữ được độ giòn thơm như bánh tráng gạo nguyên chất, chính vì vậy mà bánh tráng đất Phú được nhiều người yêu chuộng, giản dị , mộc mạc như người dân đất Phú nhưng một khi đã thích rồi thì dễ ghiền, không thấy ngán!

Món bánh tráng cuốn thịt nướng

Bánh tráng cuốn cá mương nướng

Bánh tráng cuốn thịt heo luộc

Hằng này trong bữa ăn gia đình người Phú yên thường có món bánh tráng nướng, để ăn chơi kèm trong bữa ăn hoặc dùng chung bánh nhúng, và như là thói quen của nhiều người dân Phú Yên, nên đi đâu có ăn uống là luôn nhớ những chiếc bánh tráng nướng “mở đầu câu chuyện”, hoặc mang theo làm quà khi đi xa.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
VB
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
HK
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết