Bài 23. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)

TN

Câu 1: Vì sao ở Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng ? Nêu ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng mười Nga năm 1917?

Câu 2: Trình bày nguyên nhân ,hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với các nước tư bản châu Âu ?

Câu 3 : Kinh tế Mỹ phát triển trong những năm 20 của thế kỉ 20 như thế nào? Vì sao Mỹ thoát khoirkhungr hoảng kinh tế 1929-1933.

Câu 4: Lập bảng thống kê phong trào giải phóng dận tộc ở châu Á . Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh dành độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

HG
6 tháng 12 2017 lúc 20:15

Câu 1

Vì Cuộc cách mạng lần thứ nhất vào tháng 2/1917 nhằm lật đổ chế độ PK Nga Hoàng, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Cuộc cách mạng này do Lênin và Đảng Bôsêvich lãnh đạo, lực lượng chủ yếu là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Cuộc cách mạng này mang tính chất là cách mạng DCTS kiểu mới.
Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Hai, cục diện 2 chính quyền // tồn tại ở nước Nga: Một là chính quyền Xô viết của Công - Nông, và 2 là chínhphủ lâm thời Tư sản(chính phủ của giai cấp bóc lột), vì vậy, Lênin và Đảng Bôsêvich đặt ra nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng là phải tiếp tục lật đổ chính phủ lâm thời Tư sản, giành chính quyền hoàn toàn về tay Vô sản. Vì vậy cuộc cách mạng lần thứ 2 bùng nổ vào tháng Mười năm 1917 và đó là cuộc cách mạng XHCN.

Ý nghĩa

Đối với nước Nga :

Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga . Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa .

Đối với thế giới :

Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức . Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước
Bình luận (0)
HG
6 tháng 12 2017 lúc 20:18

Câu 2

NGuyên nhân

Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) được thể hiện rõ trên các mặt sau đây:

Kinh tế: Tàn phát tất cả các ngành kinh tế , kéo lùi sức sản xuất… Xã hội: Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ. Chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở nhiều nước ( Đức, I –ta –li –a và Nhật Bản). Quan hệ quốc tế: Xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PM
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
N2
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
QH
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CK
Xem chi tiết