Câu 1 : Vì sao dây dẫn điện trên hệ thống truyền tải điện ngoài trời lại là dây trần và cột điện cao thế lại là cột thép, trong khi thép lại là chất dẫn điện tốt ?
Câu 2 : Cho hai bóng đèn có cùng HĐT định mức là 110 V, CĐDĐ định mức lần lượt là 0,22 A và 0,11 A được mắc nối tiếp nhau vào nguồn điện có hiệu điện thế 220 V.
a) Tính CĐDĐ chạy qua mỗi bóng đèn ?
b) Hai bóng đèn có sáng bình thường ko ? Vì sao ? CÓ nên mắc như vậy không ?
Câu 3 : Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài 6m có điện trở R1 = 10 ôm và dây kia dài 3m có điện trở R2. Tính R2 ?
Câu 4 : Một ấm điện đun sôi 1,5l nước trong 20p. HĐT giữa hai đầu dây nung của ấm là 220V. Tính điện trở của dây nung, biết rằng kể cả nhiệt lượng hao phí để đun sôi một lít nước thì cần nhiệt lượng là 420000 J.
Câu ***5*** : Cho hai điện trở R1 và R2. CMR :
a) Khi cho dòng điện đi qua đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở này tỉ lệ thuận với các điện trở đó : Q1/Q2 = R1/R2.
b) Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở này tỉ lệ nghịch với các điện trở đó : Q1/Q2 = R2/R1.
Các bạn giúp mình với ạ !!!
5 câu mình trình bày tách ra từng câu một nhé :v
Câu 1 : Giải thích :
Dây dẫn điện ngoài trời là dây trần (ko có vỏ bọc) và cột điện cao thế xây = thép vì lí do sau :
- Ở đk bình thường thì không khí không dẫn điện, do đó các dây dẫn trần vẫn được cách điện với môi trường xung quanh.
- Cột thép chịu lực rất tốt và trụ vững trong nhiều đk thời tiết khắc nghiệt. Giữa dây dẫn điện và cột thép có các vòng sứ cách điện tốt nên không có sự cố điện rò qua cột thép.
- Dòng điện chạy trong hệ thống dây dẫn truyền tải điện là dòng điện có cường độ rất lớn (truyền cho các hộ GĐ như bạn đang sống) sẽ làm cho dây dẫn nóng lên. Nếu dây dẫn điện ngoài trời mang vỏ bọc thì nhiệt sinh ra có thể làm hư hỏng lớp vỏ bọc làm ảnh hưởng đến chất lượng dẫn điện của hệ thống truyền tải.
Câu 2 :
a) Điện trờ của mỗi bóng đèn là :
\(R_1=\dfrac{U_1}{I_1}=\dfrac{110}{0,22}=500\Omega\)
\(R_2=\dfrac{U_2}{I_2}=\dfrac{110}{0,11}=1000\Omega\)
Vì được mắc nối tiếp nên \(I_1=I_2=I\)
\(R_{tđ}=R_1+R_2=500+1000=1500\Omega\)
\(I=\dfrac{U}{R_{tđ}}=\dfrac{220}{1500}\simeq0,15A\)
Vậy dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn có cường độ là 0,15A.
b) Đèn 1 : \(I_1=0,15A< I_{đm1}=0,22A\)=> đèn 1 sáng yếu hơn so vs mức bình thường.
Đèn 2 : \(I_2=0,15A>I_{đm2}=0,11A\) => đèn 2 sáng hơn mức bình thường có thể gây cháy nổ.
-------------> Không nên mắc như vậy vì khi mắc nối tiếp hai đèn có CĐ dòng điện định mức khác nhau, khi đó đèn có cường độ dòng điện định mức thấp hơn dễ bị cháy.
3) R1=p\(\dfrac{l}{S}\)=10\(\Omega\)=>S=0,6m2
R2=p.\(\dfrac{l}{S}\)->R2=5\(\Omega\)
Bạn có thể bỏ p đi nhé vì cùng là dây đồng
Cách khác cho bài 3 của bạn Tenten (bạn ấy làm đúng rồi nhé :v) :
Tiết diện bằng nhau \(S_1=S_2\)
ADCT \(R_1=\rho\dfrac{l_1}{S_1};R_2=\rho\dfrac{l_2}{S_2}\)
Ta có : \(\dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{\rho\dfrac{l_1}{S_1}}{\rho\dfrac{l_2}{S_2}}=\dfrac{l_1}{l_2}=\dfrac{6}{3}=2\Rightarrow R_2=\dfrac{R_1}{2}=\dfrac{10}{2}=5\Omega\)
Câu 4 :
Nhiệt lượng cần để đun sôi 1,5l nước : Q = 1,5.420000=630000 (J).
AD PTCBN : \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)
Ta thấy \(Q_{tỏa}=\dfrac{U^2t}{R}\) (1) và \(Q_{thu}=mc\left(t_2-t_1\right)\) (2)
(1),(2) => \(R=\dfrac{U^2t}{Q}\)
Điện trở của dây nung là \(R=\dfrac{U^2t}{Q}=\dfrac{220^2\cdot1200}{630000}=92\Omega\)
Câu 5 nghĩa là c/m cái đẳng thức cuối á ?
a) Đoạn mạch gồm \(R_1\) và \(R_2\) mắc nối tiếp thì \(I=I_1=I_2\)
Ta có : \(\dfrac{Q_1}{Q_2}=\dfrac{R_1I^2_1t}{R_2I^2_2t}=\dfrac{R_1}{R_2}\left(đpcm\right)\)
b) Đoạn mạch gồm \(R_1\) và \(R_2\) mắc // thì \(U=U_1=U_2\)
Ta có : \(\dfrac{Q_1}{Q_2}=\dfrac{\dfrac{U^2_1}{R_1}t}{\dfrac{U_2^2}{R_2}t}=\dfrac{\dfrac{U^2}{R_1}t}{\dfrac{U^2}{R_2}t}=\dfrac{R_2}{R_1}\left(đpcm\right)\)