Câu 1: Trong truyện "Bài học đường đời đầu tiên"(Tô Hoài) trước khi chết Dế Choắt đã nói với Dế mèn: "Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy".Theo em, câu nói đó có nghĩa gì?
Câu 2: Những bài học được rút ra từ văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài)? b.Văn bản “Sông nước Cà Mau”(Đoàn Giỏi)
Câu 1: Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài “Sông nước Cà Mau”(Đoàn Giỏi) đã học?
Câu 2: Viết đoạn văn miêu tả (7- 10 câu) về dòng sông ở quê hương em hoặc địa phương mà em đang ở?
2.Tìm hiểu hai văn bản “Bức tranh của em gái tôi”(Tạ Duy Anh) và “Vượt thác”(Võ Quảng) theo một số câu hỏi gợi ý sau:
a.Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)
Câu hỏi: Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh và cho biết: a.Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm:
- Từ trước cho đến lúc thấy em gái được phát hiện
- Khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ
- Khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày
b.Vì sao sau khi tài năng hội hoạ của em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được?
c. Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi hãnh diện, sau đó là xấu hổ? b.Văn bản “Vượt thác” (Võ Quảng) Câu hỏi: Đọc kĩ lại truyện và cho biết:
a.Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư rong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?
b. Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”.
II.Phân môn Tiếng Việt:
Ôn lại nội dung đã học của hai bài Phó từ (Tiết 75) và bài So sánh (Tiết 78) theo một số câu hỏi gợi ý sau:
a.Bài Phó từ (Tiết 75) Câu 1: Phó từ là?
A.Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
B.Là những từ chuyên đi kèm danh từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ, tính từ
C.Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
D.Dùng để trỏ vào sự vật giúp xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
Câu 2: Câu văn sau nào đây có sử dụng phó từ?
A. Cô ấy cũng có răng khểnh. B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.
C. Da chị ấy mịn như nhung D. Chân tay hắn ta dài lêu nghêu
Câu 3: “Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc” Câu văn trên có mấy phó từ?
A. Một B. Hai
C. Ba D. Bốn
Câu 4: “Trời đã khuya mà mẹ vẫn ngồi làm việc.” Câu văn trên có mấy phó từ?
A. Hai B. Ba
C. Bốn D. Năm
Câu 5: Các phó từ: vẫn, đều, còn, cũng… có ý nghĩa :
A. Chỉ sự cầu khiến B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
C. Chỉ quan hệ thời gian D. Chỉ kết quả
b.Bài So sánh (Tiết 78)
Câu 1: “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ tấy lên” Câu văn trên sử dụng mấy phép so sánh?
A. Hai B. Ba
C. Bốn D. Năm
Câu 7: “Trường Sơn: chí lớn ông cha/Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”. Phép so sánh trong câu thơ trên thuộc loại so sánh nào?
A. So sánh người với người B. So sánh vật với vật
C. So sánh vật với người D. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng
Câu 8: Câu văn nào sau đây có sử dụng phép so sánh ? A. So sánh người với người
B. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
C. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
D. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Câu 9: Câu nào sau đây không sử dụng phép so sánh?
A. Ngôi nhà như trẻ nhỏ C. Trường sơn: chí lớn ông cha
B. Bà như quả đã chín rồi D. Nước gương trong soi tóc những hàng tre
III. Phân môn Tập làm văn:
Em hãy lập dàn ý chi tiết cho các đề bài sau (Chuẩn bị cho bài viết Tập làm văn số 5 )
Đề 1: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
Đề 2: Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân về.
Đề 3: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.
Đề 1: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
Có người học trò nào lại không thương, không nhớ sắc màu đỏ rực của những cánh phượng hồng và âm thanh râm ran của những tiếng ve gọi hè da diết? Và như quy luật của tạo hóa muôn đời này, tuổi học trò, phượng vĩ và tiếng ve lạ kì luôn gắn với mùa thi, mùa hạ.
Hàng phượng vĩ chạy dài theo con phố dẫn đến ngôi trường tôi đang học. Hai bên đường những tán cây rợp mát, đan vào nhau tạo thành vòm. Cái vòm cổng tự nhiên ấy giống như một hành lang dẫn đến cung điện của một vị vua. Vào những ngày hè như thế này, cái cổng vòm xanh mát của mùa hè đã chuyển sang sắc đỏ rực rỡ. Đi dưới lòng đường, tôi mơ màng tưởng tượng những cánh phượng tươi thắm trên cây giống như muôn ngàn chú bướm đang múa lượn quanh tôi - một nàng công chúa. Đặc biệt, những cây phương đã già, thân cây vừa vòng tay ôm của một đứa học sinh lớp 6 như tôi, vỏ cây xù xì và chúng đứng thẳng tắp hai bên đường như những người lính đứng canh gác. Đây chẳng phải con đường dẫn đến hoàng cung là gì?
Mùa hè sang, dấu vết của nhưng tán lá trên cây còn rất ít. Từ xa nhìn lại, chỉ còn lốm đốm vài điểm xanh đủ để điểm tô và làm nền cho sắc đỏ kiêu hãnh của những chùm phượng vĩ. Đi dưới lòng đường, thỉnh thoảng lại bắt gặp một loạt lá phượng nhỏ li ti theo gió bay mông lung vào không gian. Theo xuống với những chiếc lá nhỏ xinh như muôn hạt tuyết xanh là những cánh phượng đỏ dịu dàng chao nghiêng. Tôi bỡ ngỡ cúi nhặt và cẩn thận ép vào trang vở trắng.
Chợt không gian vang lên tiếng râm ra rào rào. Tôi ngẩng lên sửng sốt như lần đầu nghe cái âm thanh bồi hồi ấy. Rất nhiều chú ve đang ẩn mình trong những vòm cây đang ngân nga tiếng hát. Chúng cất lời ca chào đón mùa hè hay cử hành khúc chào mừng những thành viên của cung điện nhà trường?
Giờ đây tôi mới để ý đến xung quanh. Hóa ra chẳng phải chỉ mình tôi đang tự lự đi dưới hàng cây tuổi thơ này. Lấp ló sau những thân phượng già xù xì nâu đất là những bóng áo trắng vô tư. Các bạn đang đi nhặt những cánh phượng đẹp nhát để ép vào trang vở. Cũng có bạn lang thang trên đường, thình thoảng lại chăm chú nhìn vào thân cây xem có thấy chú ve kim nào không. Khi tiếng ve râm ran cất lên, không ai bảo ai, ngẩng lên nhìn hàng cây sắc thắm. Tiếng ve rộ lên một lúc lâu rồi lại trầm xuống. Nhưng chỉ một lát sau, khi vài ba tiếng ve ngân lên nho nhỏ là cả dàn đồng ca lại râm ran tiếp nối.
Sắc nắng của ngày hè tưởng như càng rực rỡ hơn bởi mày đỏ thắm của hàng phượng vĩ và tiếng râm ran của những chú ve.
Tôi yêu mùa hè không chỉ vì có những ngày nghỉ sung sướng, tự do. Trong kí ức của tôi mùa hạ - mùa thi - mùa phượng - mùa ve đã trở thành một mảng kí ức đẹp đẽ trong tâm hồn bất kì một cô cậu học trò nào.
Đề 2: Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân về.
Xuân về, trăm hoa đua nở. Hoa nào cũng đẹp, cây nào cũng có ý nghĩa riêng, nhưng duyên dáng nhất là cây mai vàng.
Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc lá vô tư rơi xuống đất, không do dự. Có chiếc lá rụng khỏi cành rồi bay lượn một vòng trên không mới xuống gốc. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè hoặc lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng.
Trước khi đón Tết, cây mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy chỉ có một cái gốc là trông vững chãi. Thân mai có chiều quằn, chiều lượn, thật uyển chuyển. Nhìn cây trút lá em tưởng chừng nó không còn sức sống, nhưng đó là một sự hi sinh cao cả, những chiếc lá già nhường chỗ cho những chiếc lá non chào đời, tiếp tục vươn lên để làm nhiệm vụ đang chờ ở phía trước.
Ngày Tết đến, cùng với cảnh vật giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những đóa hoa vàng tươi, ấm áp. Hoa mai có năm cánh nhưng lớn hơn cánh hoa đào một chút. Những cánh hoa mềm mại, mịn màng, xếp đều quanh cái nhụy tí xíu. Dưới những bông hoa ấy là những đài hoa thật thanh tân, chúng bao bọc lấy hoa, cùng hoa thưởng thức khí trời hửng ấm. Hoa mai nở rộ, lá non cũng mạnh mẽ vươn lên. Lá tuy bé nhỏ, mỏng manh nhưng bám chặt lấy thân, cành. Cây mai vàng thật đẹp, đậm đà hương sắc của ngày Tết cổ truyền. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng đầu năm trong những cánh thiệp nhỏ trên cành mai thì thật ý nghĩa.
Nắng xuân rải nhẹ trên hoa lá, cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Vẻ đẹp của cây mai thật giản dị nhưng thanh cao, khí phách như người. Những chú ong rù rì đôi cánh quanh những đóa hoa, những chị bướm rập rờn trong những chiếc lá non xanh càng làm tăng vẻ đẹp của cây mai vàng. Dường như chúng cũng ngợp mắt trước sắc xuân lộng lẫy, ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày Tết.
Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê đến thành phố rực rỡ các loài hoa. Mai ung dung đứng trước cửa nhà. Mai được đặt trong phòng khách, mai cùng con người đón Tết, vui xuân. Mai đem đến niềm vui và hạnh phúc cho con người. Mai vui cùng con người những chiều vàng ấm áp:
"Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc"
Hình ảnh cây mai ngày Tết đã làm cho tâm hồn em thêm phong phú. Em cảm thấy yêu mái ấm gia đình, nhớ ơn tổ tiên, gần gũi với họ hàng, bà con, bè bạn. Mỗi mùa hoa nở em tự nhủ rằng mình đã lớn. Năm mới thêm một tuổi mới, em phải có những thành tích mới trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày
Đề 3: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.
Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.
Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.
Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.
Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng về miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, của thanh niên tình nguyện; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.
Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không quản ngại "một nắng hai sương" giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": Đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: Nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.
Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó. Còn tôi, tôi nghĩ rằng trí thông minh do tạo hóa ban cho con ngườị, vậy chúng là sẽ dùng nó để chế ngự thiên nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi mà tôi chưa trả lời được: "Đến khi nào nhân dân ta mới không phải chịu hậu quả của nước lũ, đến khi nào trận lũ như năm 2000 mới không tái diễn?".
Câu 1: “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ tấy lên” Câu văn trên sử dụng mấy phép so sánh?
➜A. Hai B. Ba
C. Bốn D. Năm