Bài 14 : Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

TN

Câu 1: Thế nào là cách mạng tư sản? Rú ra ý nghĩa chung của cuộc cách mạng tư sản?

Câu 2: Nêu tình hình kinh tế,chính trị,xã hội của Pháp trước cách mạng tư sản?

Câu 3: Nêu nguyên nhân vid sao Đông Nam Á bị xâm lược?

HV
23 tháng 10 2018 lúc 19:24

1,Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng của giai cấp tư sản.Giai cấp tư sản tiến hành cách mạng là để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển không chịu ảnh hưởng từ chế độ phong kiến. Ý nghĩa : Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

2,

Về kinh tế:

Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp. Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề. Công thương nghiệp phát triển Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim) Công nhân đông, sống tập trung Buôn bán mở rộng với nhiều nước. Về chính trị: Xã hội chia thành 3 đẳng cấp Tăng lữ: nắm đặc quyền Quí tộc: kinh tế, chính trị, giáo hội. Đẳng cấp thứ ba: Gồm TS, Nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị. Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
Bình luận (0)
HV
23 tháng 10 2018 lúc 19:25

3,

Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây vì:

Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người ; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.



Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
TQ
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
VC
Xem chi tiết
AP
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
MK
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết