Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

TP

Câu 1: Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ? Vì sao thực dân pháp lại đánh Đà Nẵng trước ? Không chiếm nhanh được Đà Nẵng, Pháp đã làm gì ?

Câu 2: Trình bày về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở ba tỉnh miền đông và ba tỉnh miền tây Nam Kỳ. Em hãy nêu suy nghĩ của em về câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

Câu 3: Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế ? Diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Yên Thế ? Đánh giá vai trò của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám ?

Giúp mình với !!!

H24
27 tháng 4 2019 lúc 15:38

Câu 1:

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.

+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.

+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

⟹ Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .

- Pháp không thể trực tiếp đánh vào cửa biển Thuận An ở Huế, vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến không thể ra vào dễ dàng, thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng.

- Đà Nẵng có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn,… hoạt động ở đây từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.

Bình luận (1)
H24
27 tháng 4 2019 lúc 15:41

Câu 3:

* Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
* Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

* Kết quả khởi nghĩa Yên Thế: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
- Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của nhân dân. Góp phần làm chậm quá trình Bình Định thực dân Pháp.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
N8
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
RD
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
JH
Xem chi tiết