Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

VD

Câu 1: Nhận xét cảnh sôg nc Cà Mau= 1 câu văn.

Câu 2: Tâm trạng thầy Ha-men trg văn bản "Buổi học cuối cùg"?

Câu 3: Phân tích phép so sáh: "Dượng Hương Thư như 1 hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ."

Nhanh lên nhé! Mình cần gấp!!!!!!

khocroilimdimlolangnhonhung

ML
6 tháng 3 2017 lúc 18:16

Câu 1 : Em cảm nhận về sông nước Cà Mau thật là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và mang tính chất hoang dã. Cũng là nơi tụ họp lại mọi nhân dân của các miền về đây để trao đổi hàng hóa của mỗi vùng trên chợ Năm Căn. Làm cho chợ Năm Căn đông vui và độc đáo hơn các chợ vùng khác

Câu 2 : Tâm trạng thầy Hamen trong văn bản buổi học cuối cùng :

Qua các chi tiết cho thấy tâm trạng của thầy Hamen rất đau đớn tột cùng khi phải chấm dứt cuộc đời dạy học của mình vì thầy yêu công việc này , yêu thương học trò của mình . Muốn truyền đạt những thứ tinh hoa cho các mầm non tương lai của đất nước . Yêu nước , trân trọng tiếng mẹ đẻ

Câu 3 : Phân tích phép so sánh trên :

Trong câu văn này , tác giả muốn so sánh như vậy nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

Đây là bài tham khảo của mik

hahahahahaha

Bình luận (0)
H24
6 tháng 3 2017 lúc 18:19

Câu 1: Nhận xét cảnh sông nước Cà Mau:


Nét đặc sắc, độc đáo của cảnh vật Cà Mau:
+ Cảnh sông nước, kênh rạch, rừng đước, chợ trên sông lớn, hùng vĩ, giàu có, đầy sức sống hoang dã.

Câu 2:Tâm trạng thầy Ha-Men trong văn bản '' Buổi học cuối cùng''?

Tâm trạng thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng; - Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữ quát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo. - Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù. - Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm". Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc. Câu 3: Phâm tích phép so sánh: '' Dượng Hương Thư như 1 hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.'' TL Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách
Bình luận (1)
VD
6 tháng 3 2017 lúc 19:08

Thanks.

hehe

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
GL
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết