Chương II. Vận động

NL

Câu 1: Nguyên nhân nào gây gãy xương?

Câu 2: Khi gặp người bị gãy xương chúng ta cần làm gì?

HL
29 tháng 9 2019 lúc 20:02

1 ) nguyên nhân :

+ > Gãy xương do chấn thương: Gãy xương xảy ra sau tác động của một lực chấn thương như ngã, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc chơi thể thao.

+> Gãy xương do bệnh lý: Một số bệnh lý như u xương, viêm tủy xương, lao xương, loãng xương gây phá hủy xương, giảm mật độ xương làm xương yếu và dễ gãy.

2) Chuẩn bị : - Cần 2 nẹp gỗ to ( tốt nhất là nẹp dài và rộng bằng cẳng chân của người bị nạn )
- 1 miếng vải dài dài
Tiến hành : - Đặt người bị nạn nằm xuống , giữ nguyên không để nạn nhân di chuyển vì rất có thể làm mảnh xương bị gãy chọc vào thịt hoặc vào dây thần kinh
- Nẹp hai thanh gỗ vào chỗ chân bị gãy , cố định bằng vải
- Sau khi đã chắc chắn thì quấn vải quanh vùng cẳng chân bị gãy . Buộc càng chắc chắn càng tốt .
*Lưu ý : Không nên buộc quá chặt hoặc quá lỏng
Sau đó chuyển nạn nhân tới bệnh viện

Bình luận (1)
TA
28 tháng 9 2019 lúc 22:03

Câu 1: Nguyên nhân nào gây gãy xương?

Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương gây ra các tổn thương và làm gián đoạn về truyền lực qua xương. Nói cách khác, xương mất tính liên tục và hoàn chỉnh do ngoại lực gây nên. Mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn, mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn.

Bình luận (2)
TA
29 tháng 9 2019 lúc 7:40

Câu 2: Khi gặp người bị gãy xương chúng ta cần làm gì?

Đầu tiên là cần sơ cứu ban đầu:

Trong sơ cứu gãy xương ban đầu, điều quan trọng là bất động ổ gãy xương, vì di động nơi xương gãy gây đau, chảy máu và tổn thương thêm mô mềm xung quanh, như làm tổn thương mạch máu và thần kinh, làm việc điều trị càng phức tạp hơn.

Do vậy, khi nghi ngờ có gãy xương thì không di chuyển bệnh nhân khi chưa có chuẩn bị phương tiện an toàn.

Xương gãy cần cố định, nâng đỡ, cố định tạm thời để hạn chế di động ổ gãy. Phương tiện sử dụng đa dạng có thể là thanh gỗ, bìa cứng các tông, che chắn cho êm. Thường phải cố định cả hai khớp phía trên và phía dưới xương gãy. Đôi khi chỉ cố định đơn giản bằng băng đeo vòng cổ với trường hợp gãy ở vùng vai hay xương đòn.

Nếu được thì ổ gãy nên để cao hơn vị trí trái tim và chườm lạnh để giảm đau và giảm sưng. Sau đó gọi xe cấp cứu. Lưu ý không được ăn hay uống gì cho đến khi gặp bác sĩ vì có thể cần phải mổ cấp cứu.

Với trường hợp gãy xương hở cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc vô khuẩn trong sơ cứu, bao gồm:

Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý Chỉ sát khuẩn xung quanh vết thương, không đổ thuốc sát khuẩn hay kháng sinh vào vết thương Không thăm dò vết thương, không nắn đẩy đầu xương chồi. Băng vô khuẩn 4 lớp: một lớp gạc tẩm ướt nước muối sinh lý đặt trực tiếp lên vết thương, sau đó là lớp bông thấm nước, tiếp là một lớp bông dày không thấm nước, ngoài cùng là 1 lớp băng ép. Bất động trong tư thế gãy. Tiêm phòng SAT, kháng sinh toàn thân, hồi sức.

Sau khi sơ cứu thì nhanh chóng đưa người bị thương đến bệnh viện gần nhất.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DK
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
DK
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết