Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải

LN

Câu 1: Nêu tác dụng của từng biện pháp tu từ được sử dụng trong bài Viếng Lăng Bác.

Câu 2: Phân tích phương pháp biểu đạt được sử dụng trong bài Mùa Xuân Nho Nhỏ

Câu 3: Em hiểu gì về 2 câu cuối của đoạn 1 bài Mùa Xuân Nho Nhỏ

VH
10 tháng 4 2020 lúc 21:09

1.

Biện pháp tu từ trong khổ 1 bài Viếng Lăng Bác

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

=> Cách xưng hô thân mật, gần gũi; từ địa phương; nói giảm, nói tránh

- Giới thiệu việc nhà thơ ra viếng lăng Bác.

- Câu thơ mang tính tự sự, giản dị như câu nói bình thương.

- Xưng hô con lời xưng hô thân mật, gần gũi, cảm động. Tác giả coi mình là con xa cách lâu ngày mới được gặp lại người cha già của dân tộc.

- Câu thơ dùng từ thăm ngụ ý nói giảm đi. Bác như còn sống mãi với nhân dân Việt Nam .

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

=> Thán từ, thành ngữ, ẩn dụ

- Hình ảnh hàng tre bát ngát trong sương sớm.

-> Liên tưởng hàng tre xanh xanh đến sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam.

- Đã từ lâu hình ảnh hàng tre là biểu tượng cho làng quê, cho con người dân tộc Việt Nam.

-> Nhà thơ xúc động trước cảnh hàng tre đứng thẳng hàng trong sương sớm, pha lẫn tâm trạng náo nức xếp hàng chờ mong vào thăm làng Bác.

Biện pháp tu từ trong khổ 2 bài Viếng Lăng Bác

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ...

=>Ẩn dụ, nhân hóa, từ láy

- Mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thực, mặt trời của tự nhiên.

- Ở câu thơ thứ hai mặt trời là hình ảnh ẩn dụ sự vĩ đại của Bác như mặt trời chiếu sáng cho con đường giải phóng dân tộc, đem lại sức sống mới cho dân tộc Việt Nam. Lòng tôn kính của nhân dân đối với Bác.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

=>Ẩn dụ, điệp từ

- Tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.

- Bốn câu thơ xen lẫn tả thực và ẩn dụ, nhịp điệu chậm rãi như mô phỏng nhịp điệu trang nghiêm tiến dần từng bước của đoàn người đi vào lăng viếng Bác. Nhịp điệu thơ đã thể hiện rõ những xúc động và suy tưởng sâu lắng của nhà thơ.

Biện pháp tu từ trong khổ 3 bài Viếng Lăng Bác

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

=> Ẩn dụ, nói giảm nói tránh

- Ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian được tác giả miêu tả chính xác, tinh tế, một khung cảnh trang nghiêm, yên tĩnh nơi Bác nằm nghỉ.

- Liên tưởng đến vầng trăng.

- Hình ảnh vầng trăng gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của bác. Hai câu thơ vừa miêu tả cảnh thực, vừa gửi gắm lòng kính yêu vô hạn của tác giả đối với bác.

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

=>Ẩn dụ "trời xanh", động từ "nhói"

- Tuy lí trí đã nhận thức Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nhà thơ đau xót trước sự thực Bác đã đi xa.

Biện pháp tu từ trong khổ 4 bài Viếng Lăng Bác

Khổ cuối chính là ước muốn giản dị bé nhỏ, thể hiện tâm trạng lưu luyến của nhà thơ không muốn rời xa Bác...

Mai về Miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

=> Điệp từ, kết cấu đầu cuối tương ứng: thể hiện mong ước thiết tha và sự lưu luyến, bịn dịn, thương tiếc không nguôi và biết ơn Bác.

2.Phương thức biểu đạt chínhbiểu cảm.

3.

Từng giọt long lanh rơi.

Tôi đưa tay tôi hứng

Về hai câu thơ trên, có hai cách hiểu: từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân; nhưng cũng còn có thể hiểu hai câu này gắn với hai câu trước: Tiếng chim đang vang xa bỗng gần lại, rõ ràng, tròn trịa như kết thành những giọt sương óng ánh sắc màu, rơi rơi, rơi mãi tưởng chừng không dứt và nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh ấy. Như vậy từ một hình tượng, một sự vật được cảm nhận bằng âm thanh ( thính giác), tác giả đã chuyển đổi biến nó thành một sự vật có thể nhìn được bằng mắt ( thị giác) bởi nó có hình khối, màu sắc rồi lại được như cảm nhận nó bằng da thịt, bằng sự tiếp xúc ( xúc giác).Nghệ thuật ví ngầm, chuyển đổi cảm giác quả đã đạt tới mức tinh tế đáng khâm phục. Hai câu thơ đã biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất, xốn xang, rạo rực của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. Chắc hẳn trong lòng thi sĩ đang dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu cuộc đời.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CM
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
MD
Xem chi tiết