Đề học kì I - Đề 2

NC

Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm? Kể tên một số loài thuộc ngành thân mềm? Tại sao mực bơi nhanh lại được xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?

Câu 2: Tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần? Người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?

Câu 3: Nêu cấu tạo của châu chấu. Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào?

Câu 4: Hãy cho biết một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương em. Nêu đặc điểm chung của ngành Sâu bọ.

Câu 5: Nêu đặc điểm chung của ngành Chân khớp. Trong số các đặc điểm đó thì đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng?

Câu 6: Kể tên một số sâu bọ hại cây trồng? Địa phương em có những biện pháp nào để diệt sâu bọ hại môi trường?

Giúp mk với! Đề mới làm đc vài câu 😅😅😅

CA
20 tháng 12 2017 lúc 20:37

Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm?

Đặc điểm chung:

- Thân mềm không phân đốt có vỏ đá vôi

- Có khoang áo.

- Hệ tiêu hóa phân hóa

- Cơ quan di chuyển thường đơn giản

Kể tên một số loài thuộc ngành thân mềm?

Một số loài thuộc ngành thân mềm: ốc sên, mực, thủy tức, trai,...

Tại sao mực bơi nhanh lại được xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?

Mực và sên đều có đặc điểm chung của ngành Thân mềm là:

Thân mềm, không phân đốt
Có vỏ đá vôi
Có khoang áo
Có hệ tiêu hóa phân hóa
Cơ quan di chuyển thường đơn giản

Bình luận (0)
HD
20 tháng 12 2017 lúc 20:41

Câu 2: Tại sao trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

Trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần vì ta biết trong lớp vỏ kitin của tôm có chứa caxi➝ cứng cáp➝để phát triển (hay nói cách khác là lớn lên)➝ tôm phải lột xác do lớp vỏ quá cứnng ,không thể thay đổi theo kích cỡ của tôm

Người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?

Dựa vào đặc điểm có đôi râu nhạy cảm để phát hiện mồi, nhân dân ta thường nhử tôm bằng mồi có mùi thính thơm; đôi khi dùng ánh sáng bẫy tôm vào ban đêm, vì mắt tôm cũng khá tinh nhanh.

Bình luận (0)
HD
20 tháng 12 2017 lúc 20:42

Câu 3: Hô hấp của châu chấu khác tôm sông như thế nào?

- Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều lần thành các nhánh nhỏ và các đầu nhánh nhỏ kết thúc đến các tế bào, khác hẳn với tôm sông, thuộc lớp Giáp xác (chúng hô hấp bằng mang)

Nêu cấu tạo của châu chấu

Cơ thể châu chấu có 3 phần : Đầu, ngực và bụng

Bình luận (0)
CA
20 tháng 12 2017 lúc 20:48

Câu 4: Hãy cho biết một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương em.

Ở nơi mình sống có ruồi, muỗi, ong, bướm,... chúng đều có tập tính là tìm kiếm và cất giữ thức ăn, sinh sản,...

Nêu đặc điểm chung của ngành Sâu bọ.

Đặc điểm chung:
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng
- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
- Hô hấp bằng ống khí

Bình luận (0)
HD
20 tháng 12 2017 lúc 20:55

Câu 5: Nêu đặc điểm chung của ngành Chân khớp
Đặc điểm chung của Chân khớp :
Cơ thể phân đốt, có vỏ kitin bao bọc, đối xứng 2 bên.
Hệ thần kinh chuỗi với hạch thần kinh não phát triển.
Vòng đời có trải qua biến thái.

Trong số các đặc điểm đó thì đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng?

- Vỏ kitin (bộ xương ngoài) chống lại sự thoát hơi nước, thích nghi với môi trường cạn.

- Chân có khớp và phân đốt linh hoạt trong di chuyển, một số Chân khớp có cánh thích nghi với đời sống bay.


Bình luận (0)
CA
20 tháng 12 2017 lúc 21:02

Câu 6:

Một số sâu bọ gây hại cho cây trồng: Châu chấu, bọ xít, bọ trĩ, bù lạch, bọ rùa, bọ hung, bọ rầy, bọ dưa, nhện đỏ, sâu cuốn lá, sâu đục thân,...

Địa phương em có một số biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn với môi trường như:
- Trồng rau xanh trong nhà kính
- Bảo vệ sâu bọ có ích
- Diệt trừ sâu bọ có hại bằng cách bắt chúng bằng tay
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu
- Dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng
- Nuôi ong mắt đô để diệt sâu đục thân
- Trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài ong.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
SB
Xem chi tiết
KC
Xem chi tiết
AP
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết