Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 1

TT

Câu 1 nêu đặc điểm các hệ cơ quan của ếch để thấy được ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn

Câu 2 nêu rõ những đặc điểm của hệ cơ quan giúp thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn

AP
19 tháng 3 2019 lúc 22:26

Câu 1:

Đặc điểm cấu tạo trong của ếch để thích nghi với đời sống trên cạn:

- Xuất hiện phổi, hô hấp nhờ sự nâng hạ của thềm miệng.

- Tim 3 ngăn, có thêm vòng tuần hoàn phổi.


Câu 2:

- Da khô, có vảy sừng bao bọc →→ giảm sự thoát hơi nước
- Cổ dài →→ phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mi cử động, có nước mắt →→ bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu →→ bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân, đuôi dài →→ động lực chính của sự di chuyển
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt →→ tham gia di chuyển trên cạn

Bình luận (1)
SY
20 tháng 3 2019 lúc 14:53

Câu 1:

Đặc điểm hệ cơ quan thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn :

*Ở cạn:

-Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra,tai có màng nhĩ

-Chi năm phần,có ngón chia đốt linh hoạt

-Mắt và ỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu

*Ở nước:

-Đầu dẹp,nhọn khớp với thân tạo thành khối thuôn nhọn về phía trước

-Da trần,phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí

-Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón(giống chân vịt)

Câu 2:

Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn là :

Phổi có cấu tạo phức tạp hơn phổi ếch, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh. Xuất hiện cơ liên sườn giúp tăng hiệu quả hô hấp do tăng thể tích lồng ngực. Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn nên giàu oxi hơn. Xuất hiện thận sau và trực tràng có khả năng hấp thu lại nước, hạn chế mất nước. Não trước và tiểu não phát triển nên thực hiện nhiều hoạt động phức tạp hơn. Mắt có thể cử động xoay, có thể nhìn thấy xung quanh khi đầu không cử động. Mi thứ ba giúp mắt không bị khô mà vẫn nhìn được.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HB
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
HC
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
H2
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LK
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết