Bài 1. Bài mở đầu

H24

câu 1 : nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch và vận động

câu 2 : huyết áp là gì? lực đẩy chủ yếu nào giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trg hệ mạch mấu đã đc tạo ra và ntn?

câu 3 : trình bày cấu tạo của tim và mạch máu

câu 4: ý nghĩa của đông máu, cơ chế đông máu

câu 5 : nêu phương pháp sơ cứu và băng bó cho ng bị gãy xương

câu 6 : nêu đặc diểm của hệ vận động của ng tiến hóa so vs hệ vận động của thú

câu 7 : cơ thể ng gồm mấy loại mô

câu 8 : chứng minh tế bào là đvị chức năng của cơ thể

KK
19 tháng 10 2018 lúc 22:29

1)Các hình thức luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức đều có ý nghĩa rèn luyện, làm tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch. Những người luyện tập dưỡng sinh hay khí công còn có bài tập xoa bóp ngoài da, trực tiếp giúp cho toàn bộ hệ mạch (kể cả hệ bạch huyết) được lưu thông tố

2)Huyết áp là áp lực của máu trong mạch do tim co bóp gây ra.

Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ một sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co). Sức đẩy này tạo nên một áp Lực trong mạch máu, gọi là huyết áp (huyết áp tối đa khi tâm thất co. huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn) và vận tốc máu trong mạch. Sức đẩy này (huyết áp) hao hụt dần suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu còn vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch (0.5 m/s ở động mạch —» 0.001 m/s ở mao mạch), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch

Bình luận (0)
HV
20 tháng 10 2018 lúc 6:29

1,: Các hình thức luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức đều có ý nghĩa rèn luyện, làm tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch. Những người luyện tập dưỡng sinh hay khí công còn có bài tập xoa bóp ngoài da. trực tiếp giúp cho toàn bộ hệ mạch (kể cả hệ bạch huyết) được lưu thông tốt.

2,Huyết áp và nhịp tim là những chỉ số quan trọng gắn liền với hoạt động của hệ tim mạch. Thế nhưng điều đó không có nghĩa rằng hai yếu tố này trùng lắp hay có mối liên hệ mật thiết với nhau như nhiều người vẫn lầm tưởng. Sau đây mời bạn cùng tìm hiểu xem huyết áp là gì, và câu trả lời cho bốn nhầm lẫn thường thấy về huyết áp và nhịp tim.

Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ một sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co). Sức đẩy này tạo nên một áp Lực trong mạch máu, gọi là huyết áp (huyết áp tối đa khi tâm thất co. huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn) và vận tốc máu trong mạch. Sức đẩy này (huyết áp) hao hụt dần suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa các phần tử máu còn vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch (0.5 m/s ở động mạch => 0.001 m/s ở mao mạch), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch
3,

Cấu tạo tim: tĩnh mạch chủ trên, tâm nhĩ phải, động mjahc vành phải, tâm thất phải, tĩnh mạch chủ dưới, cung động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ trái, động mạch vành trái và tâm thất trái. Hay ta nói ngắn gọn hơn: Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ- thất và van động mạch).

- Nhờ có tim mà quá trình vận chuyển máu dễ dàng hơn, lượng máu độc trong cơ thể đc lưu giữ, lượng máu tươi đi nuôi cơ thể.

Bình luận (0)
HV
20 tháng 10 2018 lúc 6:31

5,a ) Phương pháp sơ cứu gãy xương:
- Bước 1: Đặt 2 nẹp gỗ (hay tre) vào chỗ xương gãy.
Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc (hay vải mềm) gấp dày ở các
chỗ đầu xương.
Bước 3: Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
b ) Băng bó cố định:
Dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương. Băng cần quấn chặt
* Phương pháp sơ cứu gãy xương cẳng tay:
- Bước 1: Đặt nẹp gỗ (hay tre) vào
chỗ xương gãy.
- Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc
(hay vải mềm) gấp dày ở các đầu
xương.
- Bước 3: Buộc định vị 2 đầu
nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.

7,

Cơ thể người và động vật là một hệ thống nhất, toàn vẹn, có thể chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau, với mức độ lớn nhất là cơ thể rồi đến hệ thống cơ quan, cơ quan, mô, tế bào và phân tử. Trong đó, tế bào là đơn vị sống cơ bản về cấu tạo và chức năng của mọi cơ thể sống. Tuy nhiên, cơ thể đa bào hiếm khi chỉ có một tế bào đơn độc thực hiện một chức năng nào đó, mà thường là một tập hợp tế bào (cùng chất gian bào) cùng nhau thực hiện, đó chính là .

- Có 4 loại mô:

+ Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết chất thải

+ Mô cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.

Mô cơ trơn. Mô cơ vân (cơ xương). Mô cơ tim. Chức năng co giãn tạo nên sự vận động

+ Mô liên kết:

có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau. Có hai loại mô liên kết:

Mô liên kết dinh dưỡng (Máu và bạch huyết) Mô liên kết cơ học (Mô sụn và xương) Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.

+ Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều kiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.

8,- mọi cơ thể đều cấu tạo từ tế bào
- Trong tế bào có thể thực hiện mọi chức năng sống
- Tế bào lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ
-vì mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào, nó là đơn vị cấu trúc cơ bản của thế giới sống, chúng thực hiện và duy trì các chức năng sống

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TL
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
NO
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết