Chương I- Cơ học

NL

Câu 1. Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng:

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.

B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa.

D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.

Câu 2. Cách làm nào sau đây tăng được lực ma sát:

A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.

B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.

C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.

D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc.

Câu 3. Có một ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây không đúng:

A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.

B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.

C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.

D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.

Câu 4. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Lấy ví dụ.

Câu 5. Một ô tô khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng với chiều dài 100km. Biết thời gian đi là 2 giờ. Tính vận tốc của ô tô đó.

giúp em với ngày mai hk rùi


VD
9 tháng 11 2017 lúc 21:43

câu 1: D

câu 2: A

câu 3: C

câu 4:

- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

Ví dụ: Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định

- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

Ví dụ: Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc, chuyển động của tàu hoả khi vào ga.

câu 5:

Vận tốc của ô tô: v = S/t = 100/2 = 50 (km/h)

Bình luận (0)
NV
10 tháng 11 2017 lúc 11:05

Câu 1. Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng:

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần.

B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa.

D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều.

Câu 2. Cách làm nào sau đây tăng được lực ma sát:

A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.

B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.

C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.

D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc.

Câu 3. Có một ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây không đúng:

A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.

B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.

C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.

D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.

Câu 4. Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Lấy ví dụ.

* Chuyển động đều: là chuyển động với vận tốc (tốc độ) không đổi,

Ví dụ: nếu bạn chạy xe máy với vận tốc 60km/h và giữ nguyên vận tốc này trong 5 phút, vậy trong 5 phút đó xe máy của bạn đã chuyển động đều. (lưu ý cho là: chuyển động đều này chỉ mang tính tương đối)

* Chuyển động không đều: là chuyển động có sự thay đổi về vận tốc (thay đổi tốc độ) và có gia tốc.

Ví dụ: khi bạn chạy xe đến ngã tư, bạn giãm tốc độ lại, đó là chuyển động chậm dần. khi bạn chạy xe xuống dốc, tốc độ nhanh dần, đó là chuyển động nhanh dần. Giãm tốc độ hoặc tăng tốc độ là ví dụ của chuyển động không đều.

 

Câu 5. Một ô tô khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng với chiều dài 100km. Biết thời gian đi là 2 giờ. Tính vận tốc của ô tô đó.

Tóm tắt :

s = 100km

t = 2h

v= ....?

GIẢI :

Vận tốc của ô tô đó là :

v = s/t = 100/2 = 50(km/h)

Vậy vận tốc của ô tô là 50km/h

 

 

Bình luận (0)
H24
10 tháng 11 2017 lúc 13:05

1D 2A 3C

banhqua

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HA
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
UL
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
KV
Xem chi tiết
XT
Xem chi tiết
XT
Xem chi tiết