Ôn tập lịch sử lớp 7

AL

Câu 1: Kể tên các đô thị lớn ở nước ta thế kỉ XVI-XVIII? Vai trò của các đô thị với nền kinh tế bấy giờ?

Caau2:Nêu công lao của Nguyễn Huệ với nước ta?Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật này?Viết thành đoạn văn.

TL
30 tháng 4 2020 lúc 9:30

Câu 1:

- Sự hưng khởi của các đô thị:

+ Thế kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.

+ Thăng Long – Kẻ Chợ với 36 phố phường trở thành đô thị lớn của cả nước.

+ Những đô thị mới như : Phố Hiến, Hội An, .. trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

- Sự phát triển của các đô thị có ý nghĩa rất lớn:

+ Tạo điều kiện hàng hóa lưu thông, thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Hình thành các trung tâm buôn bán lớn và phồn thịnh.

Nhận xét

- Từ thế kỉ XVI – XVIII, do sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp, các đô thị có điều kiện hình thành và phát triển: Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An,...

- Đô thị hình thành và phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển nội thương và ngoại thương.

- Do sự hạn chế của chế độ phong kiến nên các đô thị đến thế kỉ XIX dần suy tàn.

Câu 2:

- Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động Nguyễn - Trịnh - Lê

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh

- Thống nhất đất nước, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ

- Đưa ra các chính sách tiến bộ để khôi phục và phát triển đất nước

Bình luận (0)
TP
30 tháng 4 2020 lúc 12:19

Câu 1: Kể tên các đô thị lớn ở nước ta thế kỉ XVI-XVIII? Vai trò của các đô thị với nền kinh tế bấy giờ?

- Thế kỉ XVI - XVIII nhiều đô thị mới hình thành và phát triển hưng thịnh.

- Thăng Long - Kẻ Chợ với 36 phố phường và 8 chợ trở thành đô thị lớn của cả nước.

- Những đô thị mới như : Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà,... trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

- Ngoài ra, còn có một số trung tâm buôn bán nhỏ hơn, phồn vinh một thời.

*Vai trò:

- Tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hoá.

- Thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Caau2:Nêu công lao của Nguyễn Huệ với nước ta?Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật này?Viết thành đoạn văn.

Công lao của Nguyễn Huệ:

- Dẹp bỏ sự chia cắt thành 2 phần của đất nước.

- Đánh tan quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ.

- Lên ngôi vua để củng cố lại tình hình đất nước.

- Lật độ các tập đoàn phong kiến phản động nhà Nguyễn, Trịnh, Lê.

Cảm nhận của em về Quang Trung (Nguyễn Huệ)

Quang Trung (Nguyễn Huệ) là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn và là anh hùng dân tộc được sử gia đánh giá cao và người đời kính trọng.

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.

Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.

Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.

Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết lòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.

Về mặt đối ngoại, Nguyễn Huệ rất khôn khéo trong cách ứng xử với bọn phong kiến phương bắc.Sau chiến thắng, Nguyễn Huệ vẫn chủ động cầu hòa, bề ngoài xin thần thuộc để dập tắt ý đồ phục thù của nhà Thanh và buộc chúng phải chính thức công nhận Quang Trung làm "quốc vương", từ bỏ dã tâm thu nạp bọn lưu vong phản quốc, lấy cớ xâm lược nước ta một lần nữa.

Năm 1789, khi cuộc kháng chiến vừa kết thúc, Quang Trung đã ban bố Chiếu khuyến nông nhằm phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang. Đồng thời ra lệnh bãi bỏ nhiều thứ thuế công thương nghiệp nặng nề trước đây, mở rộng việc buôn bán làm ăn cho thương nhân và thợ thủ công. Quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở mang.

Quang Trung cũng ra sức xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, ban bố Chiếu lập học, khuyến khích các xã mở trường học. Tiếng nói dân tộc được coi trọng. Quang Trung muốn đưa chữ Nôm lên địa vị chữ viết chính thức của quốc gia. Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Các văn kiện của Nhà nước dần dần viết bằng chữ Nôm.

Nhưng tiếc thay, khi đất nước đang trên bước chuyển mình đầy triển vọng thì ngày 16.9.1792, Quang Trung đột ngột từ trần, lúc đó ông mới 39 tuổi.

Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CH
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
PS
Xem chi tiết
PS
Xem chi tiết