Ôn tập lịch sử lớp 7

NM

Câu 1: Nguyên nhân, hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Câu 2: Nêu kinh tế - văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI - XVIII

Câu 3: Công lao của Nguyễn Huệ (Quang Trung) đối với đất nước

Câu 4: Lập niên biểu hoạt động chính của phong trào Tây Sơn từ 1771 - 1792

Câu 5: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

BT
2 tháng 4 2017 lúc 9:24

2.

KINH TẾ.

1.Kinh tế nông nghiệp:

*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.

*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

2.Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán

* Thủ công nghiệp:

+Thế kỷ XVII xuất hiện nhiều làng thủ công như :

-Dệt La Khê, Long Phượng.

-Gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà.

-Rèn sắt Nho Lâm, Hiền Lương.

-Làng làm đường mía ở Quảng Nam.

*Thương nghiệp: buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ , chợ làng, đô thị

*Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển và phồn thịnh .

-Thủ công nghiệp,thương nghiệp phát triển tạo điều kiện cho sự phồn hoa và phát đạt của thành thị.

+Đàng Ngoài : Thăng Long ( Kinh kỳ, Kẻ chợ) có 36 phố phường ,Phố Hiến ( Hưng Yên).

+Đàng Trong : Thanh Hà ( Thừa Thiên) ; Hội An ( Quảng Nam) ; Gia Định ( tp Hồ Chí Minh )

-Thương nhân châu Âu , châu Á buôn bán tấp nập ở Phố Hiến và Hội An, bán len dạ, đồ pha lê, mua tơ tằm , đường, trầm hương, ngà voi….

-Các Chúa cho họ vào buôn bán để nhờ mua vũ khí, nhưng thấy họ điều tra tình hình chính trị, xã hội phục vụ cho âm mưu xâm nhập, nên hạn chế ngoại thương, do vậy nửa sau thế kỷ XVIII Phố Hiến, Thanh Hà suy tàn, Hội An giảm sút.

VĂN HÓA :

1. Tôn giáo:

* Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo:

-Nho giáo được đề cao

-Phật giáo ,Đạo giáo được phục hồi

* Hội làng ở nông thôn thường tổ chức vào các ngày lễ tết, giỗ thần hoàng….Có tổ chức văn nghệ, thể thao, các cuộc thi…..mang lại niềm vui, thắt chặt tình đoàn kết và tinh thần yêu nước ở nông thôn.

*Đạo Thiên Chúa theo thuyền buôn phương Tây du nhập vào nước ta năm 1533.Do không thích hợp với cách cai trị nên tìm cách ngăn cấm.

2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La Tinh:
-Chữ quốc ngữ do một số Giáo sĩ đạo Thiên Chúa sáng tạo ở thế kỷ XVII , tuy nhiên chỉ được dùng để truyền đạo.

- Nhân dân ta không ngừng sửa đổi , hoàn thiện chữ Quốc ngữ , nên chữ viết tiện lợi , khoa học .

3. Văn học- nghệ thuật dân gian thế kỷ XVI-XVIII.
* Văn học:

+Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước :

-Nguyễn Bỉnh Khiêm thơ của ông ca ngợi cuộc sống trong sạch, phê phán thói đời xấu xa .

-Đào Duy Từ là nhà văn, nhà quân sự.

-Thiên nam Ngữ Lục bằng chữ Nôm gồm 8000 câu thơ lục bát kể lại lịch sử thời Hồng Bàng đến thời nhà Mạc .

+Phần dân gian: truyện Nôm:

-Truyện Thạch Sanh,Phan Trần , Nhị Độ Mai

-Một số truyện cười, truyện Trạng.

-Thơ lục bát phát triển hoàn chỉnh.

* Nghệ thuật:

-Điêu khắc gỗ ở nông thôn rất phong phú như đánh vật ; tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay.

- Sân khấu có chèo, tuồng lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người .

Bình luận (0)
PL
1 tháng 4 2017 lúc 22:17

Câu 1:

a) Nam - Bắc

*Nguyên nhân:

-Đầu thế kỉ XVI, Nhà Lê suy thoái, các phe phái hình thành và mâu thuẫn với nhau

-Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra họ Mạc, đóng đô ở Đông Kinh, sử gọi là Bắc triều

-Năm 1533, Nguyễn Kim lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, đóng đô ở Tây Đô, sử gọi là Nam triều

*Hậu quả

-Làng mạc điêu tàn, xơ xác

-Kinh tế suy sụp

-Đời sống nhân dân đói khổ

b) Trịnh- Nguyễn

*Nguyên nhân

-Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm mọi quyền hành, hình thành thế lực họ Trịnh

-Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin vào Thuận Hóa. Hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam-thế lực phong kiến nhà họ Nguyễn

*Hậu quả

-Đất nước bị chia cắt

-Gây đau thương, tang tóc cho dân tộc

-Tổn hại đến sự phát triển của đất nước

-Đời sống nhân dân đói khổ

Bình luận (4)
BT
2 tháng 4 2017 lúc 9:23

1.

Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.

Bình luận (0)
BT
2 tháng 4 2017 lúc 9:25

3.Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Bình luận (0)
BT
2 tháng 4 2017 lúc 9:29

5.Nguyên nhân thắng lợi

-Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân

-Được sự ủng hộ của nhân dân;

-Tài chỉ huy của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân, với chiến thuật tài tình , nắm vững thời cơ phản công quyết liệt , hành quân thần tốc , tiến quân mãnh liệt , chiến đấu cơ động

Ý nghĩa của phong trào Tây Sơn:

Thống nhất đất nước .

Đập tan sự xâm lược của quân Xiêm ,Thanh.

Giữ vững độc lập tổ quốc.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
CH
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết
RJ
Xem chi tiết
DB
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết