Văn bản ngữ văn 8

NN

Câu 1: hoàn cảnh ra đời của nước đại việt ta?
câu 2:có ý kiến cho rằg: "chiếu dời đô là văn bản thể hiện ý chí và tư thế của dân tộc đại việt" em có đồng ý vs ý kiến đó k và vì sao?
câu 3: tại sao tác giả gọi chế độ bắt lính của thực dân là chế độ lính tình nguyện? các biện pháp và thủ đoạn bắt lính của thực dân pháp đượnc thể hiện ntn?
Câu 4:viết 1 đoặn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác Hồ?

===>>M,ng giúp em vs ạ!! ngày mai e ktra r!! :(

LP
3 tháng 4 2017 lúc 15:10

Câu 1: Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng (tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước), Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.

Câu 4:

Tuy nhiên tình yêu thiên nhiên, mùa xuân đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện ở trong các tác phẩm thơ ca, như là những sáng tạo nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân, mà nó còn được thể hiện trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Vì thế chúng ta có thể thấy những nơi Bác chọn làm chỗ ở và làm việc đều là những địa danh vừa đảm bảo sự bí mật thiết yếu về mặt an ninh, quốc phòng, vừa gần gũi với thiên nhiên, đất nước. Những địa danh đó chính là suối Lê Nin, núi Các Mác ở Pắc Bó, Cao Bằng, lán Nà Lừa ở Tân Trào, Tuyên Quang, khu Đá Chông ở Ba Vì, Hà Tây (cũ) và ngôi nhà sàn xung quanh có vườn cây, ao cá ở giữa thủ đô Hà Nội.Tình yêu thiên nhiên, mùa xuân đất nước ở Bác đã vượt lên trên việc ngắm cảnh hay ngâm vịnh, mà quan trọng hơn là tình yêu ấy đã được thể hiện thành những việc làm rất cụ thể, thiết thực trong việc bảo vệ, giữ gìn tài sản vô giá của quốc gia, dân tộc.Sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc, trong dịp nói chuyện với Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An, ngày 8/12/1961, Bác đã nói: “Trồng cây gây rừng là rất quan trọng. Bây giờ dân chưa thấy đâu. Có khi các chú cũng chưa thấy”. Có lần Bác đã giải thích một cách giản dị về tầm quan trọng của việc trồng cây gây rừng: “Nếu rừng cạn kiệt thì không còn gỗ và mất nguồn nước thì ruộng nương mất mầu, gây ra lụt lội và hạn hán... Nếu cứ để tình trạng đồng bào phá một ít, nông trường phá một ít, công nhân phá một ít, thậm chí đoàn thăm dò địa chất cũng phá một ít thì rất tai hại... Phá rừng thì dễ, nhưng gây lại rừng phải mất hàng chục năm. Phá rừng nhiều như vậy sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống”. Và Người xem việc phá rừng không có kế hoạch là hành vi “đem vàng đổ xuống biển”.Hồ chủ tịch khi mà người bị bắt và giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch bị lưu đầy từ nhà lao này đến nhà lao khác luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn đủ điều và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Thế nhưng ta chưa bao giờ bắt gặp sự bi quan trong con người đó. Ta chỉ nhìn thấy tinh thần luôn luôn lạc quan tuy rất muốn ra ngoài để hoạt động cách mạng nhưng cái tinh thần yêu thiên nhiên luôn được bác để lên hàng đầu. Bằng chứng là trong hoàn cảnh này bác vẫn có thể sáng tác ta nhật kí trong tù thể hiện tinh thần rất lạc quan yêu đời của bác. Hay tinh thần lạc quan mà cả thế giới đêu ngưỡng mộ chính là Nick Vujjic là một người không chân không tay nhưng anh có một tinh thần lạc quan vô bờ. Thế nên thành công luôn mỉm cười với anh , anh đi khắp nơi để truyền ngọn lửa của mình cho tất cả mọi người và rất nhiều người đã được anh thắp sáng lên miền tin và tìm ra con đường cho mình.

Bình luận (1)
TP
3 tháng 4 2017 lúc 16:42

1) Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn này nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

2)

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc. So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bàiNước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X. 4)Những vần thơ mộc mạc, nhẹ nhàng ấy, luôn nằm trong những vần thơ của Bác. Bác cho chúng ta thấy vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. "Thú lâm tuyền" của Bác được thể hiện rõ nhất ở câu này.Dù hoàn cảnh ở thực tại có khó khăn trắc trở nhưng dường như không thể cản được việc lớn của Bác ,từ đó ta càng thấy rõ hơn tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên luôn tiềm tàng trong con người của Bác . câu thơ cuối như một lời tự nhận xét của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Câu thơ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ. Làm cách mạng có gian truân, khổ cực nhưng đối với Bác nó lại thật là sang. Sang của Bác ở đây không nói về vật chất chỗ ăn chỗ ở, làm việc mà cái Bác muốn nói đến là sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng để cứu nước là niềm vui lớn với Bác, niềm vui không thể mua được. Những tinh thần ấy có được, là nhờ lòng yêu nước thương dân nồng nàn của Bác, mong mỏi cuộc sống yên bình, ấm no hạnh phúc cho con dân cả nước.

Bình luận (1)
H24
5 tháng 3 2019 lúc 12:36

1,Hỏi đáp Ngữ văn

4,

Hỏi đáp Ngữ văn

Hỏi đáp Ngữ văn

Hỏi đáp Ngữ văn

Bình luận (0)
HV
5 tháng 3 2019 lúc 13:15

2,

"Chiếu dời đô" ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh vì:

+ Nhà Lý rời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng bằng, đất rộng Thăng Long để chứng tỏ thế lực của Đại Việt đủ mạnh để sánh ngang hàng với Phương Bắc.

+ Trong đó, 2 triều Đinh và Lê trước lúc ấy thế lực chưa đủ mạnh nên cần phải dựa vào rừng Hoa Lư hiểm trở.

+ Định đô ở tại trung tâm của đất nước để thực hiện nguyện vọng của nhân dân xây dựng một quốc gia thống nhất hùng mạnh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
17
Xem chi tiết
XT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
XT
Xem chi tiết
XT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
BD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết