Văn bản ngữ văn 7

KL

Câu 1: Hãy xác định trạng ngữ trong các câu sau bằng cách gạch chân, cho biết
ý nghĩa của trạng ngữ vừa tìm được?
a. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân Việt Nam dựng nhà dựng
cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp…Tre với
người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ "văn minh","khai hóa"của
thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả
mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
b. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra
thành nhiều mảnh nhỏ.
c. Bằng chiếc đũa cả bà cụ lấy kẹo thật khéo.
d. Bình tĩnh, chị nhìn khắp mấy gian nhà.
e. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.
f. Gà mẹ từ trong chuồn kêu thất thanh, xòa cánh nhảy tót ra ngoài.
g. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ
không còn tê buốt căm căm nữa
Câu 2: Hãy tìm thêm các từ nhận diện cho từng loại trạng ngữ:
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn:
- Trạng ngữ chỉ thời gian:
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:
- Trạng ngữ chỉ mục đích:
- Trạng ngữ chỉ phương tiện:
- Trạng ngữ chỉ cách thức:
Câu 3: Hãy cho biết vị trí của trạng ngữ trong các câu sau và cho biết khi thay
đổi vị trí của trạng ngữ thì nội dung của câu thay đổi như thế nào? Theo em, với
từng phần, ta nên lựa chọn cách nào?
a. – Cách 1: Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.

- Cách 2: Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người.
- Cách 3: Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.
b. – Cách 1: Ngạc nhiên, tôi nhìn bạn ấy.
- Cách 2: Tôi nhìn bạn ấy, ngạc nhiên.
c. – Cách 1: Ngày mùa ở quê tôi thật vui. Những ngày này, ai cũng vội vã,
khẩn trương làm việc.
- Cách 2: Ngày mùa ở quê tôi thật vui. Ai cũng vội vã, khẩn trương làm
việc, những ngày này.
d. – Cách 1: Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe
- Cách 2: Tôi, qua màng nước mắt, nhìn theo mẹ và em trèo lên xe
Câu 4: Cụm từ “mùa xuân” trong câu nào sau đây là thành phần trạng ngữ?
a. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
c. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vag lừng, mọi vật như
có sự thay đổi.
d. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa
xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.
Câu 5: Thêm trạng ngữ thích hợp cho các câu sau:
a. …………………….., mẹ đưa em tới trường.
b. Tô Hoài, ……………….., đã miêu tả rất sinh động chân dung chú Dế Mèn.
c. Chúng em học tập rất chăm ngoan………….
d. ………………..hắn cố gằn uống rượu cho thật ít.
Câu 6: Biến đổi các câu sau thành câu có chứa trạng ngữ:
a. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu.
b. Mùa đông tới. Những chú chim bay về phương Nam tránh rét.
c. Gian phòng lớn ngập tràn ánh sáng. Những bức tranh của thí sinh treo
kín bốn bức tường.
Câu 7: Hãy viết một đoạn văn biểu cảm khoảng 12 câu trình bày cảm nghĩ của
em về hình ảnh những y, bác sĩ – chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch
Covid-19. Trong đoạn có sử dụng thành phần trạng ngữ. Hãy gạch chân.


Các câu hỏi tương tự
NP
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
SL
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết