Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

NV

Câu 1: Hành động của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết là hành động yêu nước được đánh giá cao tại sao?

Câu 2: Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 4: Thực Dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? Tại sao quân triều đình đông mà vẫn không thắng được giặc?

Câu 5: Hãy cho biết điểm khác nhau giữa hai hiệp ước: Hác Măng và Pa-tơ-nốt?

Câu 6: Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế tháng 7-1885?

Câu 7: Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng như thế nào? Nêu các phong trào tiêu biểu đã học?

help me!!!!!

TS
19 tháng 3 2020 lúc 10:46

2. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh Thời gian tồn tại 10 năm Tính chất ác liêt chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn. Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất Tự chế tạo được vũ khí (súng trường theo mẫu súng của Pháp).
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KD
19 tháng 3 2020 lúc 11:20

Câu 2

Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

Câu 4

Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

Câu 5

Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
19 tháng 3 2020 lúc 13:43

Câu 1: Hành động của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết là hành động yêu nước được đánh giá cao tại sao?

- Chứng tỏ tinh thần kiên quyết đấu tranh chống xâm lược của những quan lại triều đình tâm huyết, mà tiêu biểu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

- Từ hành động tự vệ chính đáng chuyển sang phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Phong trào Cần Vương thực chất là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân, dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước, trong thời kì này hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình.

Câu 2: Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Câu 4: Thực Dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? Tại sao quân triều đình đông mà vẫn không thắng được giặc?

* Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:

- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.

* Diễn biến:

- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

*Quân triều đình đông mã vẫn không thắng được giặc vì:

- Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.

- Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.

=> Vì vậy, quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc.

Câu 5: Hãy cho biết điểm khác nhau giữa hai hiệp ước: Hác Măng và Pa-tơ-nốt?

Giống nhau:
+ Hai "Hàng Ước" Harmand (1883), Patenôtre (1884) được ký kết dưới áp lực quân sự của thực dân Pháp đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến VN (vua An Nam) trước chủ nghĩa tư bản Pháp.
+ Cả 2 đều do triều đình Huế ký với thực dân Pháp, tại Huế.
+ Trên lý thuyết cả 2 đều không đặt toàn bộ lãnh thổ VN dưới ách đô hộ của người Pháp. Nó chia VN làm 3 phần. Nam Phần là thuộc địa hẳn hoi của Pháp, Bắc Phần vẫn là lãnh thổ của triều đình Nguyễn nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Còn Trung Phần vẫn hoàn toàn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn. Nhưng người Pháp đã nhanh chóng lấn chiếm thêm chủ quyền Việt nam trước sự bất lực của triều Nguyễn.
- Khác nhau:
+ Hiệp ước Harmand: là tiền thân của Hiệp ước Patenôtre, gồm 27 điều khoản. Nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước.
+ Hiệp ước Patenôtre: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Patenôtre. Theo hiệp ước này, Thực dân Pháp sẽ trả lại phần đất từ Ninh Bình (thuộc Bắc Kỳ) trở vào đến Hà Tĩnh ở phía bắc, và tỉnh Bình Thuận ở phía nam cho nhà Nguyễn.

Câu 6: Nêu nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế tháng 7-1885?

* Nguyên nhân:

- Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.

+ Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,… đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).

+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.

- Trước âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công.

* Diễn biến:

- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

Câu 7: Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng như thế nào? Nêu các phong trào tiêu biểu đã học?

- Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

=> Một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.

- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
RD
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
BH
Xem chi tiết
BH
Xem chi tiết