Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 2

PN

Câu 1: Em hãy cho biết môi trường sống của ếch đồng?

Câu 2: Sự phong phú của động vật thể hiện qua những đặc điểm nào?

Câu 3: Điểm khác biệt trong hệ tiêu hóa thằn lằn và ếch là gì?

Câu 4: Ở thời đại phồn thịnh của khủng long, chúng hoạt động ở những môi trường nào?

Câu 5:

a) Cấu tạo ngoài chim bồ câu như thế nào để thích nghi với đời sống bay lượn

b) Nêu đặc điểm hệ tuần hoàn và thành phần bộ não của chim bồ câu

Câu 6: Vành tai của thỏ lớn và dài, cử động được mọi phía có chức năng gì?

Câu 7: Phương thức sinh sản nào được xem là tiến hóa nhất?

Câu 8: Bộ tiêu hóa nhất trong lớp thú là bộ nào?

Câu 9: So sánh sự khác nhau của hệ tuần hoàn ở chim bồ câu và thằn lằn

Câu 10: Hãy chứng minh lớp thú có những đặc điểm tiến hóa hơn so với các lớp động vật có xương sống đã học Câu 11: Giair thích tại sao một số động vật có xương sống thuộc lớp bò sát, lớp chim và lớp thú là bạn của nhà nông? Cho ví dụ

Câu 12: Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống nước.

TS
13 tháng 4 2018 lúc 21:56

Câu 1: Em hãy cho biết môi trường sống của ếch đồng?

ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước

Câu 2: Sự phong phú của động vật thể hiện qua những đặc điểm nào?

- Động vật phân bố khắp nơi trên hành tinh cả Bắc cực và Nam cực

- Phân bố từ đỉnh everet cao hơn 8000m đến vực sâu 11000m dưới đáy đại dương

- Môi trường sống đa dạng

- Số loài lớn : hơn 1,5 triệu loài

- Số lượng cá thể lớn.

Câu 3: Điểm khác biệt trong hệ tiêu hóa thằn lằn và ếch là gì?

Ống tiêu hoá của thằn lằn đã phân hoá rõ hơn, ruột già chứa phân đặc do có khả năng hấp thụ lại nước.

Câu 4: Ở thời đại phồn thịnh của khủng long, chúng hoạt động ở những môi trường nào? Trên không, trên cạn, dưới biển.

Câu 5:

a) Cấu tạo ngoài chim bồ câu như thế nào để thích nghi với đời sống bay lượn

Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

b) Nêu đặc điểm hệ tuần hoàn và thành phần bộ não của chim bồ câu

Hệ tuần hoàn: tim 4 ngăn có 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể giàu ôxi

Bộ não: phát triển

-Não trước lớn

-TIỂU NÃO CÓ NHIỀU NẾP NHĂN

-Não trước có 2 thuỳ thị giác

Bình luận (0)
TS
13 tháng 4 2018 lúc 22:32

Câu 6: Vành tai của thỏ lớn và dài, cử động được mọi phía có chức năng gì? định hướng âm thanh và phát hiện sớm kẻ thù

Câu 7: Phương thức sinh sản nào được xem là tiến hóa nhất? sinh sản hữu tính

Câu 8 bộ ăn thịt

Câu 9* Tuần hoàn:
_ Thằn lằn:
+ Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất có vách ngăn hụt
+ Máu nuôi cơ thể: máu pha
_ Chim bồ câu:
+ Tim 4 ngăn hoàn toàn
+ Máu nuôi cơ thể: đỏ tươi

Câu 10

- tim 4 ngăn

- có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa

Câu 11

Vì một số loài động vật thuộc những lớp này có vai trò bắt sâu bọ, côn trùng, các loài gặm nhấm tàn phá mùa màng, vì vậy nên 1 số loại động vật thuộc lớp này là bạn của nhà nông.

- Một số ví dụ: mèo (lớp thú): bắt chuột; rắn (lớp bò sát) bắt chuột; ếch (lớp lưỡng cư) ăn sâu bọ,..

Câu 12

- Đầu cá thon nhọn về phía trước giúp giảm sức cản của dòng nước
- Da cá đc bao bọc bởi 1 lớp chất nhầy, đồng thời vẩy cá đc sắp sếp theo 1 chiều theo chiều di chuyển giảm ma sat của thân cá với nước
- Cá hô hấp bằng mang, các phiến mang sếp song song và ngược chiều dòng nước giúp cá hô hấp tốt, hiệu quả cao
- Cá di chuyển nhờ cử động thân và quan trọng là cử đọng của vây đuôi, vây ngực, các vây này có khung xương cứng và cơ vận động khỏe giúp cá di chuyển ngay cả trong khi bơi ngược dòng

Bình luận (4)
NM
13 tháng 4 2018 lúc 21:26

Câu 1: dưới nc

Câu 2: trên cạn

leuleu

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PM
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
VB
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
AR
Xem chi tiết