Bài 2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

PN

Câu 1: Cơ hội và thách thức của Việt Nam hiện nay.
Câu 2: Kể tên thời gian gia nhập và cơ hội của Việt Nam đối với các hiệp định, hiệp ước thương mại.
Giúp mình với mình cần gấp.

PD
14 tháng 10 2020 lúc 21:51

* Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừalà thách thức đối với VN:

+ Thời cơ: Tạo điều kiện cho sự hợp tác, tham gia cácliên minh KT,chiếm lĩnh thị trường, tiếp thu thành tựu KH,CN tiên tiến, tận dụng nguồn vốn, học tập kinh nghiệm quản lí....

+ Thách thức: Phải cố gắng rất lớn trong cạnh tranh về kinh tế, nếu bở lỡ thời cơ sẽ bị tụt hậu rất xa, phải giữ gìn bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc gia

Bình luận (0)
PD
14 tháng 10 2020 lúc 21:51
Những mốc thời gian chính

Tháng 10 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

Tháng 6 năm 2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

Tháng 12 năm 2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.

Tháng 6 năm 2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật

Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên. Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm:

- Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với Hiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.

- Hiệp định Bảo hộ đầu tư (Hiệp định IPA) bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.

Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.

Tháng 8 năm 2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.

Ngày 17 tháng 10 năm 2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.

Ngày 25 tháng 6 năm 2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định.

Ngày 30 tháng 6 năm 2019: Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA.

Ngày 21 tháng 1 năm 2020: Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA.

Ngày 30 tháng 3 năm 2020: Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA

Ngày 08 tháng 6 năm 2020: Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
AH
27 tháng 9 2021 lúc 19:11

Câu 1:

- Thời cơ:

Mở rộng thị trường

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Tiếp nhận các tiến bộ khoa học - công nghệ hiện đại

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thách thức:

Đặt nước ta vào thế cạnh tranh khốc liệt

Dễ dẫn đến các hậu quả về môi trường và tài nguyên (do chuyển giao công nghệ lạc hậu)

Các giá trị đạo đức truyền thống dễ bị tổn thương

Dễ ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TK
Xem chi tiết
PX
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết