Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

SL

Câu 1 :Cho đoạn thơ sau:

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm , tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng.

Lũy thành từ đó mà nên hơi người

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con.

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)

Từ đoạn văn trên hãy lập dàn ý rồi viết bài văn tả cây tre .

TM
9 tháng 7 2017 lúc 19:01
B – Lập dàn ý: I. Mở bài: * Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam II. Thân bài: 1. Nguồn gốc: * Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. * Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi... 2. Các loại tre: * Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng... 3. Đặc điểm: * Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi * Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai * Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn. * Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác. * Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ. * Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre "bật ra hoa"... 4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam: a. Trong lao động: * Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân. * Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay b. Trong sinh hoạt Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh... Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp. Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp: Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người. Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ... Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre. Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre... c. Trong chiến đấu: Tre là đồng chí... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong... giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh... Tre hi sinh để bảo vệ con người III – Kết bài: Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre... Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre. III – Kết bài: Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre Tre là đồng chí... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. c. Trong chiến đấu: • Tre là đồng chí... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong... giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh... Tre hi sinh để bảo vệ con người
Bình luận (0)
NN
23 tháng 7 2017 lúc 18:47

Nhắc đến Nguyễn Duy ta thường nhớ đến bài thơ Ánh Trăng thế nhưng ngoài bài thơ ấy Nguyễn Duy còn mang đến cho chúng ta một bài thơ hay không kém và đặc biệt nó còn có ý nghĩa nói đến nhân dân ta. Đó chính là bai thơ Tre Việt Nam. Nói về hình ảnh làng quê của đất nước ta không thể thiếu được hình bóng của những cây tre cao vút, mọc thành khóm thành cụm bên nhau. Bài thơ là những nét về cây tre ấy nhưng đồng thời nó thể hiện cho phẩm chất vẻ đẹp của con người Việt Nam ta.Vẻ đẹp của những khóm tre san sát bên nhau, bao bọc lấy nhau trước những sóng gió nắng mưa của đất trời đc nhà thơ thể hiện:

“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”

Tre ở đây như được nhân hóa có tay có tình cảm của con người. Những cây tre vẫn ôm lấy nhau níu lấy nhau vượt qua giông tố của cuộc đời. Nó thể hiện sự đùm bọc yêu thương lẫn nhau của tre. Tre không đứng một mình, không ở riêng mà sống thành lũy thành khóm. Và khi tre có gẫy cành rụng lá thì vẫn để lại cái gốc cho măng mọc lên tiếp tục sinh trưởng phát triển lên. Hình ảnh so sánh tre như chông thể hiện sự sắc nhọn và thẳng tắp của cây tre. Hình ảnh những lá bao bọc măng của tre được ẩn dụ thành manh áo cộc thể hiện sự nhường nhịn cho con. Cây tre ấy lại như một người mẹ yêu thương con, nhường nhịn cho con. Nó cũng giống như người mẹ Việt Nam với chiếc yếm hở lưng trần, còn manh áo cộc thì nhường cho con hết. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối nghiệp ông cha, duy trì nói giống “tre già măng mọc” của nhân dân ta được thể hiện rõ. Đồng thời qua hình ảnh cây tre ta còn thấy được sự đoàn kết của nhân dân ta, chúng ta sống thành những gia đình lớn chứ không hề ở riêng lẻ. trước những sóng gió thì bao bọc lấy nhau như “lá lành đùm lá rách”.

Lười lập dàn bài, bạn tìm ý r lập giup mk nhé, mk cảm ơn ạ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
BH
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết