Đề kiểm tra học kì I - Địa lí lớp 8

H24

câu 1 cho biết tình hình phát triển nông nghiệp của các nước châu Á? Sự phân bố nông nghiệp đó phụ thuộc vào yếu tố nào là chính?

câu 2 những thành tựu của các nước châu Á được biểu hiện như thế nào?

caau3 nêu đặc điểm công nghiệp và sự phân bố các ngành công nghiệp châu Á?

4 dựa vào hình 9.1 cho biết tây nam á có đặc điểm vị trí như thế nào? vị trí đó có ý ngghiax gì?

5 dựa vào hình 9.1 hãy cho biết các dạng địa hình chủ yếu của tây nam á phân bố như thế nào tại sao tây nam á có khí hậu khô hạn

6 dựa vào hình 10.1 xác định và nêu đặc điểm các miền địa hình chính từ Bắc->nam của mỗi khu vực nam á

7 nêu đặc điểm khí hậu cảnh quan chình của nam á?

8 nêu đặc điểm dân cư nam á? giải thích tại sao dân cu nam á lại phân bố không đều?

9 các ngành công nghiệp nông nghiệp dịch vụ cua an độ phát triển như thế nào?

10 hỹ nêu những đặc điểm khác nhau giữa đất liền và hải đảo của đông á co với phía đông đất liền và hai đảo của đông nam á

mong mọi người giúp hết mình nhé

>_<

H24
5 tháng 3 2019 lúc 17:17

1,*Kinh tế

1. Nông nghiệp
- Nền nông nghiệp châu Á đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Sản lượng lúa gạo chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo thế giới.
- Thiểu -> Đủ -> Thừa -> Xuất khẩu (Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ).
2. Công nghiệp
- Đa dạng nhưng chưa đều.
- Ngành CN khai khoáng phát triển ở nhiều nước.
- Phát triển cao: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Ấn Độ.
- Phát triển thấp: Lào, Mianma...
3. Dịch vụ
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo là những nước có trình độ phát triển cao.

Ảnh hưởng vào vị trí địa lý , cách thức phất triển kinh tế

2,

- Sản lượng lúa gạo của toàn bộ châu lục rất cao,chiếm tới 93% sản lượng lúa gạo thế giới.

- Hai nước có số dân đông nhất thế giới hiện nay là Trung Quốc và Ấn Độ trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực thì nay đã đủ dùng và còn thừa để xuất khẩu.

- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam không những đủ lương thực mà hiện nay còn là những nước xuất khẩu gạo thứ nhất và thứ hai trên thế giới.

3,

Hỏi đáp Địa lý

Hỏi đáp Địa lý

Hỏi đáp Địa lý

Bình luận (0)
H24
5 tháng 3 2019 lúc 17:29

4,*Vị trí địa lí:
- Tây Nam Á (hay Tây Á) là tên gọi chỉ bộ phận lục địa rộng lớn bao gồm vùng núi Caucasus, bán đảo Ả-rập và các sơn nguyên Tiểu Á, Armenia, Iran. Lãnh thổ Tây Nam Á nằm giữa hai lục địa rộng lớn là lục địa Á-Âu và lục địa Phi, trên các vĩ độ nhiệt đới, quanh năm chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí nhiệt độ lục địa. Khí hậu nói chung là khô, nóng gay gắt. Ở đây, vai trò của các biển xung quanh như Biển Đen, Địa Trung Hải, Biển Đỏ và vịnh Persian hầu như không đáng kể vì đây chỉ là những biển không lớn và nằm sâu trong lục địa. Tây Nam Á đại bộ phận cũng là cảnh quan khô hạn như Trung Á và Nội Á.
*Ý nghĩa:
1. Ở đây có trữ lượng dầu mỏ lớn chiếm xấp xỉ 50% của cả thế giới.
- Hiện nay các nguồn năng lượng đang bị thiếu hụt trên quy mô toàn cầu.
--> Tây Nam Á đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc và là điểm nóng của thế giới.
2. Do có vị trí chiến lược quan trọng:
- Ở ngã 3 của 3 châu lục Á, Âu, Phi.
- Án ngữ con đường biển từ Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải qua kênh đào Xuy-ê và Biển Đỏ.
- Án ngữ con đường biển từ Địa Trung Hải với Biển Đen.

5,Sự phân bố các dạng địa hình chính của Tây Nam Á :

Các dãy núi cao, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran nằm ở phía Đông Bắc. Sơn nguyên A-rap nằm ở phía Tây Nam. Đồng bằng Lưỡng Hà nằm ở giữa 2 khu vực trên.

Bởi vì:
-Tây nam Á có địa hình cao, cản trở gió thổi từ biển vào.
-Bao quanh Tây nam Á là 3 châu lục lớn.
-Tây nam Á có đường chí tuyến đi qua. Mà càng gần chí tuyến lượng mưa càng giảm.
- Xung quanh tây nam á đa phần là biển kín.

6,* Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:

- Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 - 400km.

- Nằm giữa: đồng Hằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.

- Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

7,*Đặc điểm khí hậu Nam Á:

- Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Gió mùa Tây Nam từ tháng 4->9 làm cho khu vực Nam Á là 1 trong những nước có nhiều mưa nhất thế giới.

*Cảnh quang chính:

- Cảnh quan Nam Á rất đa dạng: rừng nhiệt đới ẩm, xa-van, núi cao, hoang mạc,...

Bình luận (0)
H24
5 tháng 3 2019 lúc 17:38

8,*Đặc điểm dân cư :

-Là khu vực đông dân của Châu Á

-Mật độ dân số cao: 302 người/km^2

-Dân cư phân bố không đồng đều , tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển

-Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo ,Hồi giáo

*Nam Á là một trong những khu vực đông dân trên Thế giới nhưng phân bố không đều. Chủ yếu do lượng mưa phân bố không đều và do ảnh hưởng của địa hình:
-Nam Á là khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa khá nhiều nhưng phân bố không đều.Những nơi mưa nhiều là đồng bằng sông Hằng (phía Nam dãy Hi ma lay a); phía Đông của dãy Gat Đông và phía tây của dãy Gat Tây.Những khu vực này dân cư tập trung rất dày đặc do có mưa nhiều, lại là địa hình bằng phẳng nên rất thuận lợi cho nghề trồng lúa nước, dân cư tập trung đông.
Vào sâu trong sơn nguyên Đê can lượng mưa giảm mạnh, Trên sơn nguyên có địa hình bằng phẳng, khá thích hợp cho các cây công nghiệp nên dân cư cũng tập trung khá đông
Khu vực Tây Bắc có lượng mưa thấp nhất do chịu ảnh hượng của chí tuyến Bắc nên hình thành hoang mạc Tha. Đây là khu vực có mưa ít nhất, dân cư cũng thưa thớt thớt nhất
Những khu vực thuận lợi trồng cây lương thực (Đồng bằng sông Ấn) sẽ có Mật độ dân số cao hơn so với những khu vực trồng cây công nghiệp...

9,Sự phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ tại Ấn Độ:

Công nghiệp: có một số ngành đạt trình độ cao, giá trị sản lượng công nghiệp đứng 10 thế giới. Nông nghiệp: Sản không ngừng phát triển với cuộc “cách mạng xanh" và “cách mạng trắng từ đó giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Dịch vụ : đang phát triển, chiếm 48% GDP.

10,Những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á:

Phần đất liền:
- Nửa phía tây có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng.
- Nửa phía đông là các vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng. Phần hải đảo là vùng núi trẻ.

Những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á:

Phần đất liền:
- Nửa phía tây có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng.
- Nửa phía đông là các vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng. Phần hải đảo là vùng núi trẻ.
Bình luận (0)
MT
5 tháng 12 2021 lúc 10:04

cái nịt

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LC
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
FH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
BL
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
FH
Xem chi tiết