Ôn tập học kì I

LQ

câu 1: châu á có kiểu khí hậu phổ biến nào? đặc điểm và phân bố?
câu 2: trình bày đặc điểm khu vựa Tây Nam Á? Nam Á?
câu 3: vì sao cùng vĩ đọ nhưng Tây Nam Á có khí hậu khô hạn, ít mưa hơn Nam Á
câu 4: giải thích nguyên dẫn đến dự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á
câu 5: hãy nêu những điểm khác nhau về khí hậu giữa phần phía Tây đất liền với phía Đông dát liền và hải đảo? điều kiện khí hậu đó ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?
-giúp mình với ạ~~~~

DC
17 tháng 12 2017 lúc 9:19

câu 1: châu á có kiểu khí hậu phổ biến nào? đặc điểm và phân bố?

Châu Á phổ biến có hai kiểu khí hậu:

* Kiểu khí hậu gió mùa:
- Một năm có 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa đông khô lạnh, ít mưa.
+ Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
- Nơi phân bố:
+ Gió mùa nhiệt đới: đông nam á, nam á.
+ Gió mùa cận nhiệt và ôn đới: đông á.
* Kiểu Khí hậu lục địa:
- Một năm có hai mùa:
+ Mùa đông: Khô lạnh.
+ Mùa hạ: Khô nóng.
- Biên độ nhiệt ngày và năm lớn.
- Cảnh quan hoang mạc phát triển.
- Phân bố: Tây nam á và nội địa.

Bình luận (0)
DC
17 tháng 12 2017 lúc 9:21

*Tây Nam Á rộng trên 7 triệukm2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.

Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.

*Nam Á có ba miền địa hình khác nhau :
Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 - 400 km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á. Về mùa đông, Hi-ma-lay-a có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ. Về mùa hạ, gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.
Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đề-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 km đến 350 km.

Bình luận (0)
DC
17 tháng 12 2017 lúc 9:23

câu 3: vì sao cùng vĩ đọ nhưng Tây Nam Á có khí hậu khô hạn, ít mưa hơn Nam Á

Tây Nam Á nằm giữa hai lục địa Á-Âu và Phi trên đới cận nhiệt và Nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của gió mậu dịch nên khí hậu khô hạn.Mặt khác,tuy khu vực Tây Nam Á có biển bao quanh nhưng lại nằm sâu trong lục địa nên chẳng giải quyết được vấn đề khí hậu.

Bình luận (0)
DC
17 tháng 12 2017 lúc 9:24

câu 4: giải thích nguyên dẫn đến dự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á

khu vực chí tuyến nóng nhất, Nam Á nằm trong khu vực này => mùa hè khí áp ở đây rất thấp => thu hút gió từ Ấn Độ Dương ở phía Nam vào, gió này mang theo nhiều hơi nước. Địa hình khu vực Nam Á biến đổi rõ rệt theo chiều Bắc-Nam khiến lượng ẩm theo gió từ đại dương vào phân bố không đều => dẫn đến sự phân bố mưa không đồng đều ở khu vực này

Bình luận (0)
DC
17 tháng 12 2017 lúc 9:25

câu 5: hãy nêu những điểm khác nhau về khí hậu giữa phần phía Tây đất liền với phía Đông dát liền và hải đảo? điều kiện khí hậu đó ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?

– Nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo.
+ Khí hậu: trong năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh; riêng ở Nhật Bản, do gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa. Vào mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.
+ Cảnh quan: rừng là chủ yếu do có khí hậu gió mùa ẩm.
– Nửa phía tây phần đất liền (tức Tây Trung Quốc).
+ Khí hậu: do vị trí nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô hạn.
+ Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
LL
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
CP
Xem chi tiết
BP
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
CP
Xem chi tiết