Chương 6. Ngành Động vật có xương sống

ND

Câu 1 Cấu tạo ngoài và trong của bồ câu như thế nào để thích nghi với đời sống bay lượn?Các kiểu bay của chim

Câu 2 Lưỡng cư có vai trò gì đối với thiên nhiên và đời sống con người?Em phải làm gì để bảo vệ động vật lớp lưỡng cư

Câu 3 Trình bày đặc điểm của lớp lưỡng cư của lớp chim ,bò sát ,các nhóm chim

PL
23 tháng 3 2018 lúc 16:52

Câu 1:

+ Cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay

- Thân hình thoi

- Chi trước biến thành cánh

- Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau có vuốt

- Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng

- Lông tơ: có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng

- Cổ: dài, khớp đầu với thân

+ Cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay

- Tiêu hóa: xuất hiện thêm bộ phận là diều: tốc độ tiêu hóa cao hơn

- Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi: đảm bảo sự trao đổi chất mạnh ở chim

- Hô hấp: nhờ phổi và hệ thống ống khí (làm giảm khối lượng và giảm sự ma sát giữa các nội quan khi bay)

- Sinh sản: chim trống 2 tinh hoàn và ko có cơ quan giao phối, chim mái có 1 buồng trứng

- Thần kinh, giác quan: phát triển liên quan đến đời sống bay của chim

+ Chim có 2 kiểu bay là :

- Bay vỗ cánh: chim bồ câu ...

- Bay lượn: diều hâu, đại bàng ...

Bình luận (0)
PL
23 tháng 3 2018 lúc 16:57

Câu 2:

* Vai trò của lưỡng cư

+ Vai trò

- Trong nông nghiệp: lưỡng cư giúp tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày.

- Tiêu diệt vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi …

- Lưỡng cư có giá trị thực phẩm.

+ Bột cóc dùng làm thuốc suy dinh dưỡng ở trẻ em

+ Nhựa cóc chế lục thần hoàn chữa thần kinh.

- Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh lí học.

+ Có hại

- Gây độc cho con người: nhựa cóc, trứng và gan cóc

* Em cần phải làm gì để bảo vệ lớp lưỡng cư

- Nghiêm cấm săn bắt lưỡng cư để làm thực phẩm

- Không sử dụng thuốc trừ sâu

- Bảo vệ môi trường

Câu 3:

* Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

- Môi trường sống đa dạng: dưới nước, trên cạn, trên cây, trong đất

- Da trần, ẩm ướt

- Di chuyển bằng 4 chi (trừ bộ Lưỡng cư không chân)

- Hô hấp bằng da và phổi

- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha

- Thụ tinh ngoài, trong môi trường nước

- Nòng nọc phát triển qua biến thái

- Là động vật biến nhiệt

* Đặc điểm chung của lớp bò sát

+ Da khô, có vảy sừng

+ Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai

+ Chi yếu, có vuốt sắc

+ Thở hoàn toàn bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn

+ Có 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách ngăn hụt, tạm thời chia tâm thất thành 2, máu nuôi cơ thể ít pha hơn.

+ Là động vật biến nhiệt

+ Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong

+ Trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng

* Đặc điểm chung của lớp chim

- Chim là động vật có xương sống

- Mình có lông vũ bao phủ

- Chi trước biến đổi thành cánh

- Có mỏ sừng

- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể

- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ

- Là động vật hằng nhiệt

* Đặc điểm của từng nhóm chim

a. Nhóm Chim chạy

- Đời sống: chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạch khô nóng.

- Đặc điểm cấu tạo: cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón.

- Đa dạng: bộ Đà điểu gồm 7 loài, phân bố ở Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Đại Dương.

- Đại diện: Đà điểu Phi, đà điều Mĩ và đà điểu Úc

b. Nhóm Chim bơi

- Đời sống: chim hoàn toàn không biết bay, đi lại trên cạn vụng về, thích nghi cao với đời sống bơi lội trong biển

- Đặc điểm cấu tạo:

+ Cánh dài, khỏe.

+ Có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước.

+ Chim có dáng đứng thẳng

+ Chân ngắn, 4 ngón và có màng bơi.

- Đa dạng: bộ Chim cánh cụt gồm 17 loài sống ở bờ biển Nam Bán Cầu.

- Đại diện: chim cánh cụt

c. Nhóm Chim bay

- Đời sống: gồm hầu hết những loài chim hiện nay, là những chim biết bay ở những mức độ khác nhau.

+ Thích nghi với đời sống đặc biệt như bơi lội (vịt trời, mòng két), ăn thịt (chim ưng, cú)…

- Đặc điểm cấu tạo: cánh phát triển, chân có 4 ngón.

- Đại diện: chim bồ câu, chim én …

- Nhóm chim bay chia làm 4 bộ: bộ Gà, bộ Ngỗng, bộ Chim ưng và bộ Cú.

Bình luận (0)
HT
23 tháng 3 2018 lúc 17:58

Câu 1: Cấu tạo ngoài và trong của bồ câu như thế nào để thích nghi với đời sống bay lượn ?

* Cấu tạo ngoài:

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

* Cấu tạo trong:

- Hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí thông với phổi.

- Hệ tuần hoàn cơ tim 4 ngăn máu không bị pha trộn , phù hợp với trao đổi chất mạch ở chim .

- Hệ bài tiết không có bóng đái , làm cơ thể chim nhẹ .

- Chim mái có buồng trứng trái và ống dẫn trứng trái phát triển .

- Não chim phát triển do liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp.

Các kiểu bay của chim:

Câu 2: Lưỡng cư có vai trò gì đối với thiên nhiên và đời sống con người ?

Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi,...
Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong môn sinh lí học.

Em phải làm gì để bảo vệ động vật lớp lưỡng cư ?

Em cần phải:

- Cấm săn bắt và gây nuôi một số loài quý hiếm cần được bảo vệ ( cá cóc Tam Đảo, ếch giun )

- Bảo vệ môi trường sống của lưỡng cư.

- Tuyên truyền, giải thích cho mọi người về vai trò của lưỡng cư và biện pháp bảo vệ chúng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HN
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
LY
Xem chi tiết
WD
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
YY
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết