Ôn tập tiếng Việt 6

MG

Câu 1:

a) Hãy gọi tên phép tu từ trong câu sau:

1/ Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ

Dừa ru tôi giấc ngủ buổi trưa.

2/ Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồ nương.

b) Cho những câu sau và hãy tìm so sánh đồng loại?

1/ Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo. (lời bài hát)

2/ Trên trời mây trắng như bông. (Ngô Văn Phú)

3/ Đôi ta như thể con ong. (Ca dao)

4/ Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. (Vũ Tú Nam)

Câu 2: Nhận xét về nghệ thuật bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa.

Câu 3: Một buổi sáng, em đến trường làm trực nhật. Hãy tả lại cảnh ngôi trường của em vào buổi sáng đó.

(Ưu tiên văn tự viết)

DT
20 tháng 4 2018 lúc 21:56

Câu 2:

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Năng khiếu thơ của Trần Đăng Khoa nảy nở rất sớm.

Từ lúc còn là học sinh tiểu học, lúc đó tác giả mới chín tuổi đang là cây bút thiếu nhi nổi tiếng. Góc sân và khoảng trời, tập thơ đầu tay của tác giả được in 1968. Bài Mưa được rút ra từ tập thơ đó. Người đọc đã cảm nhận một cơn mưa rào ở một làng quê qua những nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

Cái thú vị của bài thơ là tác giả không chỉ trực tiếp tả cơn mưa với sấm, chớp, nước mưa... mà chủ yếu là tập trung miêu tả hoạt động và trạng thái của các loài vật, cây cối, con người trước và trong cơn mưa. Chính cách miêu tả này mà người đọc nhận ra được cảnh tượng cụ thể và sinh động của cơn mưa.

Nét nghệ thuật đặc sắc thứ nhất là nhà thơ đã xây dựng hình ảnh sáng tạo, độc đáo và có giá trị phát hiện rất mới lạ nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác:

Cỏ gà rung tai

Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Từ hình dáng của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe; còn những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Và còn nhiều những hình ảnh khác nữa xuất hiện liên tiếp trong bài thơ gợi lên sự thích thú cho người đọc. Không phải ai cũng hình dung được như vậy mà đó là sự liên tưởng rất phong phú của tâm hồn trẻ thơ mới có được hình ảnh ngộ nghĩnh đến như vậy!

Nét đặc sắc thứ hai được nổi bật trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và chính xác:

Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân đầy đường

Những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận dữ dội với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương Ông trời - mặc áo giáp đen là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp cúa một dũng tướng ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn, sắc quay cuồng trong cơn gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối như một đoàn quân đang hành quân khẩn trương.

Phép nhân hoá ở đây- được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh nhạy cùng với sức tưởng tượng và khả năng liên tưởng mạnh mẽ của nhà thơ. Tài tình hơn là hình ảnh nhân hoá được “liệt kê” nối tiếp nhau nhưng không nhàm chán mà càng làm cho bức tranh Mưa hiện lên sống động như thật. Người đọc có thể thấy và cảm nhận được ngay.

Nét đặc sắc thứ ba là nghệ thuật miêu tả người của tác giả trong bức tranh Mưa. Hình ảnh người cha đi cày được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Dưới cái nhìn của Trần Đăng Khoa, người lao động đã hiện lên với dáng vẻ lớn lao, với tư thế vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm, đầy chớp của trận mưa như là bất chấp tất cả, vượt lên tất cả để tự tin, chiến thắng.

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa

Một tư thế thật hào hùng, dũng mãnh. Đúng như ca dao xưa đã ca ngợi:

Trời mưa thì mặc trời mưa

Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi.

Câu thơ của Trần Đăng Khoa hôm nay còn tự tin và mạnh mẽ, hồn nhiên. Nó dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang và sức mạnh to lớn, con người không bị thiên nhiên vũ trụ che lấp, trái lại, nó trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.

Hình ảnh đối lập giữa thiên nhiên và con người đã làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động bình thường (đi cày) trước cái dữ dội của cơn mưa rào. Đúng hơn, tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là một cái nền để tôn cao tư thế con người. Có phải thiên nhiên là cái nền đã tôn cao vẻ đẹp của con người lên? Hay còn vì cách nhìn sáng tạo, độc dáo và thái độ trân trọng trong cách tả cảnh và tả người tinh tế của tác giả. Chính vì thế mà cả bài thơ có 63 dòng, 59 dòng tả cảnh thiên nhiên, tác giả chỉ dành 4 dòng cuối để tả con người, nhưng con người hiện lên vẫn rất đẹp.

Bài thơ tả cảnh mưa thành công bởi thể thơ và nhịp điệu thơ. Với thể thơ tự do, những câu thơ ngắn, từ một đến năm tiếng, số câu ngắn chiếm rất nhiều. Trong bài chỉ có hai câu thơ năm tiếng: câu 48 và câu 60, phần lớn là câu hai tiếng, và đặc biệt có tới 10 dòng thơ một tiếng. Các câu thơ ngắn, không đều nhau đã tạo ra nhịp nhanh, mạnh, dồn dập, diễn tả sinh động từng đợt dồn dập, dữ dội của cơn mưa rào mùa hè.

Mưa của Trần Đăng Khoa là sự kết tinh của những nét nghệ thuật đặc sắc, thể hiện qua tài năng quan sát và miêu tả tinh tế, năng lực liên tưởng phong phú của tác giả. Cách cảm nhận thiên nhiên ở bài thơ vừa hồn nhiên vừa sâu sắc. Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh tượng cơn mưa rào ở làng quê qua những hoạt động và trạng thái của nhiều cảnh vật, loài vật, con người trước và trong cơn mưa.

Bình luận (0)
DT
20 tháng 4 2018 lúc 21:57

Câu 3:

Hôm nay tổ của em được phân công trực nhật nên em đến trường rất sớm. Ngôi trường thân yêu sừng sững như một vị thần khổng lồ hiện ra trước mắt em.

Thấp thoáng sau rặng cây um tùm, ngôi trường dường như còn say ngủ. Các dây lớp cánh cửa còn đóng mới. Cảnh vật hoàn toàn im ắng. Một vài bạn cùng lớp với em lần lượt kéo đến. Các cánh cửa được mở ra. Tiếng trò chuyện bắt đầu vang lên. Ngôi trường như choàng thức dậy. Ông mặt trời ban phát những tia nắng sớm sắc hồng xuống vạn vạt, gợi lên cảm giác ấm áp và ngôi trường bớt vắng lặng.

Trước mặt em là hai dãy lầu thẳng tắp thật vững chắc nằm dài trên một khu đất rộng. Ngôi trường này được xem là một trong những ngôi trường khang trang quy mô của thị xã. Trước cửa lớp là hàng hiên khá rộng để cho học sinh đứng xếp hàng trước khi vào học. Hàng hiên này cũng giúp cho các bạn ngồi trò chuyện hoặc trao đổi bài vở với nhau ngoài giờ học. Lớp nào lớp nấy bàn ghế đều được sắp xếp thẳng hàng ngay ngẩn. Mặc dù học sinh chưa vào đông đủ nhưng sao nhìn vào các lớp học em thấy ấm cúng lạ. Trước cửa mỗi lớp học đều có bản ghi tên lớp thật rõ nét với nền xanh chữ trắng. Bên ngoài hàng hiên là sân trường rộng rãi, tráng xi măng thật sạch sẽ. Giữa sân là một cột cờ cao chót vót với lá Quốc kì đang uốn mình theo gió. Chung quanh cột cờ một bồn hoa hình tròn được xây cất khá công phu. Hàng ngày chúng em được phân công chăm sóc cho bồn hoa ấy luôn tươi tốt. Các loại hoa như thủy cúc, hoàng anh, hoa mười giờ… cố phô sắc thắm khiến cho sân trường thêm sinh dộng và ấm cúng hơn.

Bên cạnh những cây me, cây phượng vĩ già nua cũng phe phẩy với những cành lá khẳng khiu sần sùi. Đang là mùa rụng lá nên chỉ một cơn gió nhẹ phớt qua, những chiếc lá vàng nắm tay nhau rơi nhẹ xuống sân trường. Ở tận cuối sân, phòng vi tính, phòng thiết bị, thư viện nằm chắn ngang tạo thành một khung trường hình chữ U gọn gàng xinh xắn. Cửa kính sáng choang, cách bày biện trong phòng có mĩ thuật, nhìn vào thật thích mắt. Thư viện là nơi lôi cuốn và tập hợp các bạn học sinh nhiều nhất. Cứ đến giờ ra chơi đông nghẹt cả người, không còn một cái bàn nào trống hết cả. Lúc đó, các bạn say sưa đọc ngấu nghiến những trang sách xem chừng thích thú lắm. Phòng thiết bị với các dụng cụ thí nghiệm, các mô hình sinh vật… rất hấp dẫn. Đến giờ sinh vật thực hành thầy hướng dẫn giảng dạy chúng em tại phòng này, nhờ đó việc tiếp thu bài học dễ dàng và khắc sâu hơn. Phòng vi tinh đơn giản hơn, các dãy bàn kê liền nhau và từng cái máy nhỏ nhắn được đặt lên bàn. Mới học lớp sáu nên chúng em được thầy chỉ dẫn lí thuyết nhiều hơn, thỉnh thoảng mới có phần thực hành. Nhìn những con số, những hàng chữ, hình ảnh khi thầy sử dụng chạy trên màn hình, chúng em thích vô cùng.

Các bạn cùng tổ đã đến, em đi vào lớp, mở toang cửa ra và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ trực nhật của mình. Từng dãy bàn được quét dọn sạch sẽ, bàn ghế của thầy được lau chùi sạch sẽ… công việc thật bình thường nhưng sao em cảm thấy thật vui vẻ và phấn khởi vô cùng. Có phải chăng lớp học này, ngôi trường này và cả cảnh vật thân quen ở đây đã trở thành kỉ niệm đã gắn bó với em tự lúc nào.

Bình luận (0)
DT
20 tháng 4 2018 lúc 22:00

Câu 1:

a) 1: Nhân hóa

2: Nói quá

b)

1: Mẹ với cô giáo

2: Mây trắng với bông

3: Đôi ta với con ong

4: Cây gạo với một tháp đèn

Bình luận (0)
HS
24 tháng 4 2018 lúc 17:33

Câu 1:

a) 1: Nhân hóa

2: Nói quá

b)

1: Mẹ với cô giáo

2: Mây trắng với bông

3: Đôi ta với con ong

4: Cây gạo với một tháp đèn

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
SS
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
JC
Xem chi tiết
BP
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
MK
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết