Bài 24. Vùng biển Việt Nam

TH

Cần gấp nha :

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển, biện pháp khắc phục ??

QV
23 tháng 2 2017 lúc 20:29

Nguyên nhân:

- Từ lục địa mang ra: Các hoạt động phát triển trên đất liền, đặc biệt trên các lưu vực sông như đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, các khu dân cư, khai khoáng,... Các chất thải không qua xử lý đổ ra sông suối và cuối cùng “trăm sông đều đổ về biển cả”. Lượng thải từ đất liền ra biển ở nước ta chiếm khoảng 50-60%.

- Từ trên biển: Các hoạt động trên biển như hàng hải, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, phát triển cảng và nạo vét đáy biển, du lịch biển, thăm dò và khai thác khoáng sản biển (chủ yếu dầu, khí), nhận chìm tàu và các sự cố môi trường biển khác (tràn dầu, thải dầu, đổ dầu cặn bất hợp pháp, đổ thải phóng xạ, hóa chất độc hại,...).

- Từ không khí đưa xuống: Các hoạt động tương tác biển – khí cũng kéo theo hiện tượng lắng các chất gây ô nhiễm xuống biển. Loại này khó theo dõi và quản lý vì thường phát tán trên diện rộng.

- Từ đáy biển đưa lên: Chủ yếu ở những khu vực có hoặc chịu ảnh hưởng của các hoạt động địa động lực mạnh như động đất, núi lửa, sóng thần,... Để thuận tiện trong đánh giá, người ta chia các tác động môi trường ra thành các tác động trường diễn (mức độ thấp, thời gian dài) và cấp diễn (thời gian ngắn, tác động nhanh mạnh). Tác động trường diễn bao gồm sự xâm nhập của một chất độc hoặc một yếu tố do con người gây ra, thường là liên tục và ở mức độ tương đối thấp, gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường tiềm năng, từ từ và lâu dài. Thí dụ: việc xả các chất dinh dưỡng vào biển bắt nguồn từ nước thải. Tác động cấp diễn biểu hiện khi hoạt động xả thải xảy ra trong thời gian ngắn, có thể gây ra hiệu ứng rõ ràng, song nó sẽ giảm dần theo thời gian. Tràn dầu là một thí dụ theo kiểu này: thoạt đầu, dầu thường có tác động thảm hoạ đối với các hệ sinh thái và các nơi sinh cư (habitat) ở biển, nhưng chúng có thể sẽ được cải thiện sau khi dầu đã tràn hết.

Các biện pháp khắc phục:

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển thông qua việc phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

Đầu tư xây dựng các bãi thu gom rác thải, phương tiện vận chuyển rác thải và hoạt động của các tổ vệ sinh môi trường; đổi mới công nghệ xử lý rác thải theo hướng tinh gọn, hiện đại, thân thiện với môi trường. Tiếp tục đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tại các cảng cá.

Thực hiện nghiêm Nghị định 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm, ngăn chặn các nguy cơ gây ô nhiễm có thể xảy ra trên địa bàn.

Tăng cường công tác đối thoại giữa chính quyền, các cơ quan chức năng và cộng đồng dân cư nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu và sự đồng thuận chung trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường biển tại các địa phương.

Bình luận (2)
CH
25 tháng 2 2017 lúc 18:31

Nước ta có vùng biển rộng, bờ biển dài, nơi đổ về của nhiều con sông lớn; đồng thời, là nơi có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, với trữ lượng lớn. Điều đó đã, đang tạo sức hút và sự tham gia sôi động của các ngành kinh tế biển, nhưng kèm theo đó, nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển cũng không ngừng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sinh thái và nhiều mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, các tác nhân gây ô nhiễm đó lại qua nhiều “nhiễu động”, biến đổi phức tạp, nên không dễ nhận biết nguồn gốc. Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển là do con người và tự nhiên, được phân thành các nhóm: từ lục địa mang đến; các chất thải ở vùng ven và trên biển đổ ra; từ không khí đưa xuống và tác động do biến đổi địa chất từ đáy biển đẩy lên,… trong đó, tác nhân do con người là chủ yếu và nghiêm trọng nhất.

Để thuận tiện trong đánh giá, người ta đã chia các tác động môi trường biển thành hai cấp độ cơ bản: trường diễn và cấp diễn. Tác động trường diễn bao gồm sự xâm nhập của một chất độc hoặc một yếu tố do con người gây ra, thường trong thời gian dài và ở mức độ tương đối thấp, gây ra ô nhiễm và suy thoái môi trường từ từ. Còn tác động cấp diễn, biểu hiện khi hoạt động xả thải với khối lượng lớn, trong thời gian ngắn, có thể gây hiệu ứng đột biến về môi trường. Điển hình cho cấp độ này là hoạt động xả thải trái phép, trên quy mô lớn của công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã gây sự cố môi trường biển đặc biệt nghiêm trọng cho 4 tỉnh miền Trung vào tháng 4-2016.

Ngoài ra, dưới góc độ của công tác quản lý môi trường biển, ô nhiễm có nguồn gốc rất phức tạp, có thể phát sinh từ một nguồn, một địa điểm hoặc đa nguồn, nhiều địa điểm. Ở trường hợp thứ nhất, quản lý và xử lý nguồn phát thải là tương đối đơn giản; đối với trường hợp thứ hai sẽ phức tạp hơn. Vì vậy, bảo vệ môi trường biển được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, với sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, lực lượng và toàn dân, trên các nội dung chủ yếu sau:

1. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương, các thành phần kinh tế và toàn dân về quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên biển; chú trọng công tác phòng ngừa, ngăn chặn kết hợp với xử lý có hiệu quả ô nhiễm, cải thiện môi trường biển, vùng ven biển.

2. Tăng cường thực thi Luật Bảo vệ môi trường, nhất là đối với các hành vi hủy hoại môi trường biển. Tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý tổng hợp, thống nhất đối với biển và hải đảo, đảm bảo sự phát triển đa ngành, đa mục tiêu, đa lợi ích giữa Nhà nước, tư nhân, các bên liên quan và cộng đồng địa phương; hạn chế mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên - môi trường biển.

3. Chú trọng việc kiểm soát chặt chẽ môi trường biển, nhất là sử dụng các công cụ pháp lý liên quan trong kiểm soát, đánh giá tiêu chuẩn, tác động môi trường; quan trắc - cảnh báo xác định các “điểm nóng” môi trường hoặc ô nhiễm,… để có biện pháp xử lý kịp thời.

4. Nhà nước sớm xây dựng và ban hành các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường biển, nhất là chi tiết hóa mức độ vi phạm, xử phạt; tăng cường tham vấn với các bên liên quan, tạo chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ môi trường biển, đảo của Tổ quốc.

Bình luận (1)