Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung - Quãng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Trong đó có phần
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Xa quê, xa cả con sông. Có thể nói đó là nỗi đau của ông.Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà.
Tâm hồn tôi là buổi trưa hè
Tỏa sáng dưới dòng sông láp loáng
Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người. Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa.. Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng trong ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện ra. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Lúc da diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”. Nhưng dù ở góc độ, khía cạnh nào thì nó đều ẩn chứa một tình yêu, nỗi khát khao đoàn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ cụ thể. Không như thơ Huy Cận, Lưu Trọng Lư đầy chất mộng ảo, không như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên hun hút sầu thương, thơ Tế Hanh trong sáng, khoẻ mạnh, đắm đuối rất thực. Bởi ông có một vùng quê bằng xương, bằng thịt, mà ông luôn dõi theo bằng đôi mắt rất thực, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng. Có thể nói những bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng Tháng Tám của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về con sông hiền hòa đã. Mỗi chúng ta một lần nữa vui mừng khi được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ mạnh, trong sáng song lại rất đỗi bình dị mà sâu sắc. Nó không hề làm nặng đầu ta với những bóng dáng siêu hình hay những vô thức u minh, nó chấp cánh mộng mơ, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên.
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng…
Chắc có lẽ,khi đặt bút vào những vần thơ,ý thơ đầu tiên thì kí ức cứ như ùa về một cách mãnh liệt.Như thể hiện rõ tiêu đề tác phẩm ngay hình ảnh đầu tiên,Tế Hành đã nhắc đến Quê hương với con sông thân thương,một tỉnh thuộc miền Trung,nơi hầu như quanh năm các con con sông "khoác lên mình tấm lụa xanh biếc".
Ngoài hình ảnh con sông còn là dòng nước,hàng tre.Những chi tiết đẹp đẽ gắn liền vs đất quê dân giã.Biện pháp nhân hoá,phóng đại,giúp bộc lộ cho người đọc cái nhìn,cái tưởng tượng thật kì thú về dòng nước sông trong vắt như chiếc gương,khẻ làm nền soi cho những hàng tre đung đưa với những chiếc lá được nhà thơ ví von như là "tóc" của con người.Vâng!Nhắc lại màu xanh biếc của sông,đó còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ.Tiếp tục là một hình ảnh so sánh.Đắm mình trong cảnh sông nước khá làm hữu tình,nhà thơ muốn hoá thân vào trưa hè,với những tia nắng rực rỡ,nóng bỏnh nhất "toả" khắp dòng nước trôi.Hai gam màu đối lập vàng của năng-xanh của sông như có sức sống kì diệu,ánh lên một vẻ đẹp lấp loáng như trong thơ Tế Hanh viết.Hơn hết khi khôg gian kỷ niệm hiện lên trog ngần, tỏa nắg và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người,đồng thơi mang đến sức lay độg thật mãnh liệt cho quí độc giả.
Đoạn trích trên đã thật sự để lại ấn tượng sâu sắc với những chi tiết gần gũi thân yêu của vùng quê đất Quảng_Ng nơi chôn nhau cắt rốn của chính Tế Hành,qua đó thể hiện tình yêu,nỗi nhớ trong một tâm cảm về quê hương là vô cùng đậm nét
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung - Quãng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Trong đó có phần
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Xa quê, xa cả con sông. Có thể nói đó là nỗi đau của ông.Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà.
Tâm hồn tôi là buổi trưa hè
Tỏa sáng dưới dòng sông láp loáng
Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người. Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa.. Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng trong ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện ra. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Lúc da diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”. Nhưng dù ở góc độ, khía cạnh nào thì nó đều ẩn chứa một tình yêu, nỗi khát khao đoàn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ cụ thể. Không như thơ Huy Cận, Lưu Trọng Lư đầy chất mộng ảo, không như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên hun hút sầu thương, thơ Tế Hanh trong sáng, khoẻ mạnh, đắm đuối rất thực. Bởi ông có một vùng quê bằng xương, bằng thịt, mà ông luôn dõi theo bằng đôi mắt rất thực, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng. Có thể nói những bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng Tháng Tám của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về con sông hiền hòa đã. Mỗi chúng ta một lần nữa vui mừng khi được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ mạnh, trong sáng song lại rất đỗi bình dị mà sâu sắc. Nó không hề làm nặng đầu ta với những bóng dáng siêu hình hay những vô thức u minh, nó chấp cánh mộng mơ, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên.
Quê hương! Tiếng gọi sao mà thiêng liêng, thân thiết quá! Mỗi khi nhắc đến tình cảm quê hương trong lòng ta chợt cảm thấy bồi hồi xao xuyến. Nhất là đối với những kẻ xa quê thì mối tình quê hương ấy càng thêm đong đầy, cháy bỏng. Dường như hình ảnh dòng sông, con đò, xóm chợ, rặng dừa...lúc nào cùng hiện hữu trong lòng.
Cũng như bao nhiêu người xa quê khác, Tế Hanh cũng mang nỗi nhớ ấy trong tâm. Từ nơi đất Bắc xa xôi, tác giả đã để lòng mình hướng về dòng sông quê yêu dấu. Và những lời thơ tha thiết mặn nồng lại cất lên trong bài "Nhớ con sông quê hương".
Chúng ta hãy cùng đến với dòng sông quê hương trong hồi ức của tác giả:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre
Tâm hồn tôi Ta một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu với người đọc về con sông xanh biếc nơi quê mình. Con sông ấy đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của Tế Hanh. Dòng sông xanh biếc, với "nước gương trong" đang soi tóc những "hàng tre". Một khung cảnh thật nên thơ, hữu tình. Chính nghệ thuật nhân hóa "hàng tre sợi tóc" làm cho dòng sông bỗng đẹp hơn, sinh động hẳn lên. Và tâm hồn nhà thơ như là "buổi trưa hè" tỏa ánh nắng chói chang nhất của mình để tô đẹp cho dòng sông. Nét độc đáo ở đây là nhà thơ đã so sánh tâm hồn mình như ánh sáng của trưa hè để tạo vẻ "lấp loáng" cho dòng sông.
Từ nơi phương xa, Tế Hanh gửi bài thơ của mình đến với con sông quê thủ thi tâm tình:
Chẳng biết nuớc có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm của dòng đời
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.
Nhà thơ đang băn khoăn tự hỏi, thể hiện cả nỗi nhớ nhung da diết. Con sông ấy là con sông của quê hương, con sông của tuổi trẻ. Nó đã tắm cả đời tác giả, cho nên sông với người tình cảm mặn nồng lắm, không bao giờ phai, không bao giờ cũ, lúc nào cũng là "mối tình mới mé". Từ nơi nhà con sông quê, trong lòng nhà thơ lại dâng lên nỗi nhớ cả miền Nam yêu dấu. Sự nhớ nhung ấy đi từ cụ thể đến cái khái quát cao hơn "Sông của quê hượng, sông của tuổi thơ" và giờ lại là "sông của miền Nam nước Việt thân yêu". Khổ thơ sử dụng cậu hỏi tu từ, điệp ngữ để khắc họa nỗi niềm nhớ nhung của tác giả khiến ta bồn chồn xúc động.
Cả một khoảng trời tuổi thơ lại hiện về. Trên con sông kia đã in dấu biết bao kỉ niệm:
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông.
Đó là những thú vui đùa, nghịch ngợm trên sông. Bạn bè tụm năm, tụm bảy trong những buổi trưa hè. Hình ảnh đảo ngữ, cách nói ẩn dụ giúp ta liên tưởng được sự thân thiết gần gủi của tác giả với con sông quê. Và sự gắn bó tình cảm thân thiết ấy lại đuợc diễn đạt trong hai câu thơ độc đáo:
Tới giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ.
Đó là mối tình nồng đối với con sông, nghệ thuật nhân hóa cùng phép đối trong hai câu thơ đã diễn tả được điều ấy. "Tôi ôm nước - nước ôm tôi" thật là không thể gì tách rời được. Đến lúc trưởng thành bạn bè chia tay mỗi người một ngả, tác giả lại phải đi theo tiếng gọi của non sông "Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến". Vì nhiệm vụ thiêng liêng phải lên đường chống giặc xa quê, nhưng trong tận đáy lòng nhà thơ vân giữ mãi hình ánh dòng sông xưa:
Nhưng lòng tôi như mua người gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông.
Xa quê hương đã lâu, nên nỗi nhớ càng trở nên da diết và thành thiêng liêng. Nỗi nhớ ấy luôn ở trong sâu thẳm trái tim tác giả.
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Nhớ quê hương, tác giả nhớ từ cái quen thuộc bình thường, ánh sáng sắc trời, những người không quen biết.
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết.
Những từ ngữ "nhớ không nguôi", "quên sao được", "nhớ cả" đã diễn tả được nỗi nhớ nhung tha thiết trong lòng nhà thơ mọi lúc một tăng dần. Và trung tâm nỗi nhớ ấy vẫn là hình ảnh dòng sông quê hương. Dòng sông ấy luôn hiện ra tuôn chảy dạt dào như tươi mát trong mình.
Lai láng chảy lòng tôi như suối tươi
Quê hương ơi ! Lòng tôi cũng như sóng.
Tiếng gọi "quê hương ơi !" Xụât phát từ lòng nhớ thương của Tế Hanh sao mà tha thiết quá ! Chính từ niềm thương nổi nhớ ấy mà tác giả như có thêm sức mạnh niềm tin mãnh liệt sẽ trở về quê hương, trở về với dòng sông yêu dấu.
Tôi sẽ lại lòng tôi hằng mơ ược
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương
Xen lẫn vào nỗi nhớ là cả một sự hi vọng vì ngày mai của nhà thơ. Ngày đất nước thống nhất, ngày được trở lại với dòng sông quê hương. Điệp ngữ "tôi sẽ" được lặp lại trong ba câu cuối của bài đã thể hiện mạnh mẽ niềm tin và sự quyết tâm của tác giả. Có lẽ đây cũng là ước vọng của tất cả những ai đã vì đất nước mà phải xa lìa nơi chôn nhau cắt rốn của minh. "Tôi sẽ, tôi sẽ" lặp lại như một điệp khúc của nỗi nhớ nhung tràn đầy niềm hi vọng. Bài thơ đã kết thúc mà âm hưởng của từng lời thơ, tâm tình của người làm thơ vẫn không dứt. Vẫn "ương" trong hai câu cuối vẫn cứ kéo dài, ngân vang mãi mối tình nồng đượm đối với quê hương của tác giả.
Bài thơ với âm điệu nhẹ nhàng tha thiết, giọng thơ ngân vang kéo dài như diễn tả một tình cảm lai láng tràn đầy không bao giờ dứt. Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, Tế Hanh đã trang trải lòng mình đối với quê hương. Nhà thơ đã có nhiều lần xa quê và có nhiều lần nhớ quê. Nhưng nỗi nhớ con sông quê lại mang cả nỗi nhớ miền Nam cùng sự quyết tâm giải phóng quê nhà, thống nhất đất nước. Nỗi nhớ trong sự chia cắt ấy nó sâu đậm làm sao !
Đây là một bài thơ đặc sắc của Tế Hanh. Đọc bài thơ ta không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về một thời đã qua. Có những kỹ niệm vì chiến tranh phải xa quê luôn hoài vọng về quê mình với tấm lòng tha thiết nhất. Dẫu hôm nay chúng ta đã sống trong cảnh đất nước thanh bình, tác giả đã biến ước mơ thành hiện thực, nhưng mỗi lần có dịp đọc lại bài thơ ta cũng không khỏi xao xuyến trong lòng. Ta như muốn cùng tác giả hòa vào từng lời thơ để được sống lại những ký ức tuổi thơ bên dòng sông quê hương yêu dấu.
Không biết từ bao giờ, quê hương là nguồn cảm hứng dạt dào vô tận cho các nhà thơ. Viết về quê hương nhà thơ Tế Hanh đã có một tác phẩm đặc sắc: " Nhớ con sông quê hương". Bài thơ có nhiều hình ảnh ấn tượng, sâu động trong lòng người đọc:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
Chỉ với ba mươi hai chữ thôi mà nhà thơ đã làm hiện lên trước mắt ta hình ảnh con sông vô cùng thân thuộc. Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, nghệ thuật ẩn dụ. Tác giả nhân hóa " soi tóc những hàng tre" với nghệ thuật ẩn dụ " nước gương trong" một khung cảnh thơ hữu, yên bình đã gợi ra trong e hình ản cô gái dịu dàng, thùy mị đang chải tóc bên bờ sông. Tâm hồn của tác giả như là buổi trưa hè tỏa nắng chói chang để tô đẹp cho dòng sông bao la, rộng lớn.Nét độc đáo ở đây là nhà thơ đã so sánh tâm hồn mình như ánh sáng của trưa hè để tạo vẻ "lấp loáng" cho dòng sông.Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người.Lúc da diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”.Hơn hết khi khôg gian kỷ niệm hiện lên trog ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người, đồng thời mang đến sức lay động thật mãnh liệt cho các quý độc giả. Khiến cho người đọc luôn cảm nhận được hình ảnh quê hương đầy thân thuộc và lắng đọng trong những hình ảnh dòng sông kính yêu. Âm hưởng thơ còn ngân nga mãi trong lòng ta một cảm nhận da diết ngọt ngào. Cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã cho ta những thú vị về quê hương, đã reo vò lòng người một tình yêu tha thiết dành cho quê hương xứ sở, bởi thế làm sao mà không rung động khi đọc những câu thơ, vần thơ ấy.
Bổ sung những ý thiếu của các bạn trên:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ:
+So sánh:
- nước/gương ->gợi tả mặt nước sông trong, sáng, phẳng lặng, êm đềm.
- tâm hồn/ buổi trưa hè-> So sánh cái trừu tượng với cái cụ thể kết hợp với sử dụng từ gợi tả “tỏa”( bao trùm, ôm ấp)
->thể hiện tình cảm nồng cháy, sự gắn bó thân thiết của tác giả với dòng sông quê.
+Nhân hóa: soi tóc hàng tre (tóc: ẩn dụ chỉ lá tre buông rủ mềm mại)-> hàng tre như những cô thiếu nữ đang làm duyên bên dòng sông-> đem lại cho dòng sông vẻ thơ mộng, yên ả, thanh bình.
-> Qua đó, gợi tả vẻ đẹp của dòng sông quê, bộc lộ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết của tác giả.
Lưu ý:Khi mà các bạn cảm nhận thì nên đi từ NT đến ND sẽ hợp lí và hay hơn ạ :)
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng…
Ký ức ùa về mãnh liệt trong một không gian lấp lánh ánh sáng và mở ra bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào thương mến. Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Màu xanh biếc còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người.
Nhớ con sông quê hương là một lời nhắn nhủ, tái hiện cũng thật nguyên vẹn hình ảnh của một thủa hoa niên, với một thi sĩ lãng mạn Tế Hanh đã góp vào phong trào Thơ Mới 1932 – 1945 những vần thơ thật trong sáng của lứa tuổi học trò, trong một tâm cảm về quê hương đậm nét
Nếu phải làm một phép so sánh thì có thể thấy giữa hai bài thơ, ở hai thời điểm khác nhau nhưng vẫn chỉ là phản chiếu một tiếng nói, một tấm lòng của một người vốn rất ân tình với quê hương xứ sở. Có khác chăng, thưở hoa niên Tế Hanh bày tỏ tình cảm với quê hương của một cậu học trò mới lớn, tạm xa quê lập chí lập thân, còn bài thơ sau là nỗi đau đất nước bị chia cắt hai miền, gắn tâm trạng của những đứa con “đêm Nam ngày Bắc”. Nhưng cả hai bài thơ đều vẫn một nỗi nhớ “nồng mặn”, cũng chính là chất Tế Hanh không thể lẫn vào một ai khác.
Thơ của Tế Hanh không có cái uyên bác suy tưởng của Chế Lan Viên, không đắm say bồng bột như Xuân Diệu, không thăng hoa biến ảo như Hàn Mặc Tử, không trau chuốt sang trọng như thơ Bích Khê – những nhà thơ miền Trung khu Năm, nhưng vẫn có một phong cách đủ ghi dấu ấn một tấm lòng. Tế Hanh rất thật thà, rất hiền lành trong thơ, và chính điều đó đã khiến ông chinh phục được những bạn đọc khó tính. Tôi chợt nhận ra một điều thành đặc trưng thơ Tế Hanh, đó là ông viết rất hay khi ở một không gian lạ, xa cách quê hương, những câu thơ nảy ra từ tình cảnh cách xa lại làm người khác dễ đồng cảm hơn cả. Có thể nhận ra một mạch xuyên suốt này qua những bài thơ Mặt quê hương, Bài thơ tình ở Hàng Châu…Âu đó cũng là một nét Tế Hanh chăng?