Văn bản ngữ văn 9

MT

Cảm nhận về người lính trong bài Đồng Chí của Chính Hữu

TP
20 tháng 5 2017 lúc 17:15

Gợi ý:Người lính trong bài thơ “Đồng chí”:
* Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quí.
- Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”.
- Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính. Chữ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” đã lột tả được tinh thần “mến nghĩa” của những người nghĩa binh nông dân trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, tinh thần “Ra đi không vương thê nhi” của các đấng trượng phu xưa và tinh thần “Quyết tự cho Tổ quốc quyết sinh” của những người tự vệ Thủ đô những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Nhưng khi đặt cạnh hình ảnh “gian nhà không” và chữ “gió lung lay” thì có gì đó cảm động quá. Người lính không hoàn toàn “mặc kệ” như khẩu khí đâu. Đó là đức hi sinh. Hi sinh cho quê hương đất nước. Một đức hi sinh giản dị làm cảm động lòng người.
- Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy.
+ Cái nhìn hiện thực đã giúp nhà thơ ghi lại được những nét chân thực về cuộc đời đi chiến đấu của người lính. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với”chân không giày". Đói,rét, gian khổ khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét:“miệng cười buốt giá”,”sốt run người”,”vừng trán ướt mồ hôi”. Trong hoàn cảnh đầy thử thách đó, sống được đã là kì tích. Chính Hữu còn ghi được hình ảnh người lính can trường vượt lên vững vàng trên vị trí của mình: “Đêm nay rừng hoang sương muối/Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.
- Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc:
+ Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ “quê hương anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
+ Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo sơn, gắn bó. Không phải vô cớ Chính Hữu đặt tên bài thơ là “Đồng chí” và nhiều lần trong bài thơ hai tiếng ấy đã vang lên. Tình đồng chí, đồng đội như là sự hội tụ, tập trung tất cả những tình cảm, những phẩm chất của người lính: Lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, tinh thần đồng cam cộng khổ, tinh thần kề vai sát cánh trong chiến đấu, sự gắn kết giữa những người cung chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử thách.
=> Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách mạng.
=> Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường,được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung linh.

Bình luận (0)
DT
10 tháng 5 2017 lúc 22:42

Em tham khảo nhé

Người nông dân mặc áo lính- Đồng chí

Đề tài người lính trong thời chiến đã trở thành nguồn thi liệu cho biết bao nhà thơ thời chống Pháp. Một trong số đó không thể không nhắc tới người lính trong bài thơ “Đồng chí” (1948) của Chính Hữu.Hình ảnh người lính trong bài thơ hiện lên như một bức tượng đài về những người nông dân mặc áo lính.

- Những người lính trong bài thơ, dẫu họ đến từ những vùng đất khác nhau nhưng họ lại mang chung một cảnh ngộ đó là đều xuất thân từ những vùng quê nghèo làm nông nghiệp:

Quê hương anh, nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá.

Dường như cái khó khăn mà thiên nhiên mang đến cho cuộc sống trước kia của họ đã làm cho họ xích lại gần nhau hơn, cảm thấy thấu hiểu nhau hơn bởi họ chung nhau những cảnh đời lam lũ. Hai câu thơ giới thiệu rất giản đơn nhưng lại thấm đẫm tình cảm, biến thành những lời tâm tình của những người con xa nhà làm nhiệm vụ mang theo cả những nỗi nhớ nơi hậu phương.Gian nhà là không gian của cá nhân thì “mặc kệ gió lung lay”. Nhưng cái không gian chung “ Giếng nước, gốc đa”- biểu tượng của làng quê Việt, nơi ghi dấu những sinh hoạt của cộng đồng thì vẫn luôn đi theo họ trong suốt chặng đường chiến đấu.

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính”

Họ ra đi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, đem đến bình yên cho xóm làng thân thương của họ. Nhưng trong lòng họ vẫn không quên trách nhiệm với công việc mà hằng ngày trước đây họ vẫn làm. Chính vì thế họ “Gửi lại bạn thân cày”, vì không có hậu phương vững chắc thì tiền tuyến cũng không thể an tâm mà chiến đấu được.

Cuộc sống nơi thôn quê của họ là những sự thiếu thốn, ở nơi đó có tình gia đình, tình làng xóm.Cuộc sống trong hiện tại cũng là những sự thiếu thốn, nhưng ở đây không có tình thân gia đình, cũng không có tình làng xóm. Những người mà họ gặp và sống cùng là những người đến từ những nơi cách xa nhau, nhưng giữa họ lại có một tình cảm ngời sáng và thiêng liêng vô cùng, không kém gì những tình cảm mà họ đã có khi ở quê nhà- nơi chôn nhau cắt rốn.Đó chính là tình “ ĐỒNG CHÍ”. Tất cả đã được tác giả khắc họa một cách chân thực:

Anh với tôi biết từng cơn ơn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Những người “đồng chí” tất cả những người trong số họ hầu như đều đã từng phải trải qua những cơn “ớn lạnh” “ sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi”. Đó là căn bệnh sốt rét rừng, nó có sức mạnh hủy diệt vô cùng ghê gớm, điều này đã được nhà thơ Quang Dũng nói đến trong bài thơ Tây Tiến- “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc”, cơn sốt rét đáng sợ đến nỗi nó đã phá hủy đi cả hình hài vốn rất đẹp đẽ của họ. Thêm vào đó là sự thiếu thốn về quân tư trang “áo anh rách vai/ quần tôi có vài mảnh vá”, “chân không giày”. Tác giả đã không né tránh mà nhìn thẳng vào sự thật tiềm lực của ta lúc bấy giờ, đó là những sự thiếu thốn vô cùng. Dẫu là thiên nhiên rừng núi ẩm ướt và mang đến nhiều bệnh tật, dẫu là quân tư trang còn nhiều thiếu thốn. Nhưng khi tác giả khắc sâu cái sự thiếu thốn gian khổ về vật chất ấy cũng là lúc tác giả làm ngời sáng lên vẻ đẹp về tinh cảu người lính. Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt và gian khổ ấy, họ vẫn nhìn nhau, dựa vào nhau để rồi “miệng cười”, để rồi họ lại càng “thương nhau” và họ sẽ “tay nắm lấy bàn tay” cùng nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ của cuộc chiến.

Bài thơ không chỉ ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người lính, mà cong làm ngời sáng lên tình cảm mà họ dành cho nhau- tình Đồng chí.

Tình đồng chí là tình cảm chỉ có được khi họ cùng nhau vào sinh ra tử, kề vai sát cánh bên nhau.

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

Từ việc cùng chung một hoàn cảnh xuất thân, đến việc cùng chung một hoàn cảnh chiến đấu, cùng phải trải qua những thiếu thốn, những khó khăn gian khổ đã kéo những con người ở những miền đất xa lạ xích lại gần nhau hơn. Đặc biệt là hình ảnh “đêm rét chung chăn”- đã diễn tả hết sức rõ nét tình cảm mà những người lính dành cho nhau. Hình ảnh sẻ cùng nhau chiếc chăn trong mùa đông giá lạnh đã được Tố Hữu diễn tả trong bài Việt Bắc “Bát cơm sẻ nửa- chăn sui đắp cùng”. Việc cùng chia sẻ tấm chăn không chỉ thể hiện sự sẻ chia giữa những người lính mà nó còn thể hiện sự gần gũi, sát cạnh bên nhau truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng chí để tiếp cho nhau thêm sức mạnh chiến đấu.Và từ đó giữa họ không còn bất cứ một khoảng cách, một rào cản nào nữa. Giữa họ dường như là sự hòa hợp đến độ thấu hiểu lẫn nhau như những người tri âm, tri kỉ, thực sự họ đã “thành đôi tri kỉ”.

Hai tiếng “Đồng chí!” được nhà thơ trang trọng tách ra thành một câu, đó là tiếng gọi ân tình mà những người lính dành cho nhau hay là cách nhà thơ bộc lộ thái độ của mình về thứ tình cảm gần gũi mà thiêng liêng, chân thành giản dị mà vô cùng cao quý mà những người nông dân mặc áo lính dành cho những người cùng vào sinh ra tử. Từ cuộc chiến mà họ trở thành đồng chí, và cũng nhờ có tình đồng chí mà giúp họ vượt qua những khó khăn gian khổ của cuộc chiến, mang lại sức mạnh vô giá cho quân ta đó là tinh thần đoàn kết, tương trợ- vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh.

Vì họ là “Đồng chí” cho nên họ luôn bên nhau mọi lúc mọi nơi.Hình ảnh kết thúc của bài thơ như một bức tranh tuyệt đẹp về chân dung những người đồng chí. Giữa cảnh “rừng hoang, sương muối” vô cùng khắc nghiệt, có hai người lính “đứng cạnh bên nhau” làm nhiệm vụ. Vì họ ở bên nhau nên họ luôn bình tĩnh, tự tin và chủ động “chờ giặc tới”. Vì họ đã tự truyền cho nhau sức mạnh nên đầu súng của họ không phải là hòn tên, mũi đạn mà là “trăng treo”. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh hết sức lãng mạn, thể hiện niềm lạc quan giữa những khốc liệt của cuộc chiến. Mang lại chất thi vị cho hình ảnh người lính.

Người lính trong bài thơ “Đồng chí” vừa mang những phẩm chất chung của những người lính thời chống Pháp lại mang những phẩm chất rất riêng của những người nông dân mặc áo lính. Họ lạc quan, vô tư, nhưng lại rất chân thành, tình cảm.Tình đồng chí mà họ dành cho nhau mãi mãi trở thành biểu tượng tuyệt vời không thể nào quên của một “thời hoa đỏ”.

Chúc em học tốt

Bình luận (2)
MT
9 tháng 5 2017 lúc 20:50

ko tài liệu mag

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NM
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
BB
Xem chi tiết