Văn bản ngữ văn 9

VH

cảm nhận về khổ cuối bài thơ ánh trăng, có ý kiến cho rằng: sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong tình huống đặc biệt đã gợi lên trong lòng nhân vật trữa tình bao suy ngẫm sâu sắc. hãy viết đoạn văn theo cách lập luận dien dich, khoảng 12 câu để làm rõ ý kiến trên. trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu bị động( gạch chân, chú thích rõ ràng)

TP
29 tháng 12 2019 lúc 17:07

Gợi ý

Khổ thơ cuối thể hiện những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lý của tác giả

+ “trăng cứ tròn vạnh vạnh” biểu trưng cho sự chung thủy, nghĩa tình, trọn vẹn của thiên nhiên và quá khứ dù con người có thay đổi, vô tình

+ Ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không trách cứ, oán hờn thể hiện sự bao dung, độ lượng của con người nghĩa tình

+ Sự im lặng khiến nhân vật trữ tình “giật mình” đây là sự thức tỉnh lương tâm rất đáng trân trọng

+ Câu thơ cuối cùng là sự âm hận, nỗi niềm tâm sự trở nên ám ảnh, day dứt

→ Sự cảnh tỉnh, nhắc nhở con người nhớ về quá khứ, về những điều ân tình thủy chung

Nguyễn Duy khai thác hình tượng nghệ thuật ánh trăng hết sức độc đáo. Ánh trăng mang lại câu chuyện về lẽ sống ân tình, chung thủy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
28 tháng 12 2019 lúc 21:31

Bạn tham khảo ở đây nha :

Câu hỏi của Nhi - Ngữ văn lớp 9 | Học trực tuyến - Hoc24https://hoc24.vn › hoi-dap › question

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
29 tháng 12 2019 lúc 14:47

Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong tình huống đặc biệt đã gợi lên trong lòng nhân vật trữ tình bao suy ngẫm sâu sắc. Thật vậy, kết thúc tác phẩm vẫn là vầng trăng năm xưa: "Trăng cứ tròn vành vạnh". Từ láy "vành vạnh" nói lên sự viên mãn, tròn đầy, thủy chung của vầng trăng, đó là quá khứ nghĩa tình, không hề thay đổi. "Kể chi người vô tình" kết hợp với hình ảnh trăng cứ "tròn vành vạnh" cho thấy vầng trăng cao thượng, cao ngạo soi chiếu lương tâm con người. Đặc biệt từ láy "phăng phắc" trong cụm "im phăng phắc" có sức gợi rất lớn. Tuy chỉ là cái im lặng thôi nhưng đó là cái im lặng khiến con người phải "giật mình thức tỉnh". Sự thức tỉnh của lương tri, lương tâm. Như thế, nhận định về khổ cuối của bài thơ Ánh trăng hoàn toàn xác đáng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết