Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nổi trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.
Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.
Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:
Ta nhập vào hòa ca
Mội nốt trầm xao xuyến
Tác giả không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.
Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ
Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dâng cho đời
Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khỉ tóc bạc
Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giả sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay đổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.
Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”.
Bài làm
Thanh Hải (1930-1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên Huế, ông là cây bút có công góp phần x/dựng nền v/học miền nam từ những ngày đầu. T/phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của ông ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, mùa xuân đất nước và sự lạc quan, khao khát hiến dâng cho đời, một vườn xuân cho tổ quốc. Thi phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về khát vọng cống hiến cao đẹp được gửi gắm qua khổ thơ:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
...
Dù là khi tóc bạc”
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác tháng 11/1980 nhưng không lâu sau ông qua đời. Đây là món quà cuối cùng mà ông dâng tặng cho Tổ quốc trước khi về cõi vĩnh hằng.
Rung cảm thiết tha trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ bộc bạch một ước nguyện cống hiến khiêm nhường: “Ta làm ... một nốt trầm”. Điệp ngữ “Ta làm” đã nhấn mạnh ước nguyện chân thành. Tác giả muốn làm một con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm đó là hình ảnh ẩn dụ cho một ước nguyện cống hiến nhỏ bé, giản dị, khiêm nhường mà ý nghĩa. Thanh Hải muốn làm con chim để dâng hiến tiếng hót hay làm cành hoa để dâng hương sắc cho đời, làm nốt trầm nhưng phải là nốt trầm xao xuyến để bản hòa ca của dân tộc thêm phần lắng sâu. Lời thơ vang lên như lời ca cho nên nói: “ Thi trung hữu nhạc là ở đây”.Ở khổ đầu, nhân vật trữ tình xưng “tôi”: “ Tôi đưa tay ra hứng” một cách kín đáo, lặng lẽ nhưng ở đây lại dùng từ “ta” . Vì sao vậy?
Đó là sự chuyển đổi cái “tôi” cá nhân nhỏ bé sang “ta” cái chung rộng lớn. Bài thơ có sự ứng chiếu trong kết cấu. H/ảnh “bông hoa tím” “ con chiền chiện” là những h/ảnh giản dị và đặc trưng của mùa xuân nhưng đến khổ thơ này đã được nâng cao lên thành “Mùa xuân nho nhỏ” :
Một mùa xuân nho nhỏ
...
Dù là khi tóc bạc”
Cách dùng từ giản dị mà gợi cảm: “ nho nhỏ, lặng lẽ” đã gợi ra những cống hiến những cống hiến nhỏ bé, lặng thầm của con người, của cái tôi nhỏ bé nhưng giản dị mà cao đẹp trong c/sống. Thanh Hải muốn nói nếu một người biết cống hiến “một mùa xuân nho nhỏ” thì sẽ làm cho vườn xuân đất nước thêm phần ngát hương. Điệp ngữ “ dù là” vừa tạo nhạc tình vừa nhấn mạnh ước nguyện cống hiến ấy. Hai h/ảnh đối lập, hoán dụ: “ tuổi hai mươi, khi tóc bạc” đã k/định sự cống hiến của con người trong bất kì thời điểm nào trong cuộc đời cũng đáng quý, đáng trân trọng cảm động và khâm phục biết bao. Khi đọc những vần thơ như lời tổng kết cuộc đời thì “ dù là tuổi hai mươi” khi t/giả mải tham gia k/chiến hay “ khi tóc bạc” thì Thanh Hải vẫn lặng lẽ dâng cho thơ, cho đời.
Với thể thơ năm chữ và giọng thơ trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca và điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa với hình ảnh đẹp, gợi cảm trong thơ đã làm lay động người đọc trước vẻ đẹp của mùa xuân đất nước, tinh thần lạc quan, yêu đời của Thanh Hải.
Đoạn thơ trên đã để lại những ấn tượng đẹp về khát vọng cống hiến giản dị mà cao đẹp của Thanh Hải cho đất nước. Có lẽ vì thế mà hơn ba mươi mùa xuân đã đi qua nhưng “Mùa xuân nho nhỏ” vẫn sống mãi trong lòng những người yêu thơ, vẫn là khúc ca ngân nga mỗi độ xuân về. Nó nhắc nhở cho mỗi con người hãy là một “mùa xuân nho nhỏ” để vườn xuân đất nước mãi ngát hương.
Thanh Hải (1930-1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên Huế, ông là cây bút có công góp phần xây dựng nền văn học miền nam từ những ngày đầu. Tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của ông ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, mùa xuân đất nước và sự lạc quan, khao khát hiến dâng cho đời, một vườn xuân cho tổ quốc. Thi phẩm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về khát vọng cống hiến cao đẹp được gửi gắm qua khổ thơ:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
...
Dù là khi tóc bạc”
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác tháng 11/1980 nhưng không lâu sau ông qua đời. Đây là món quà cuối cùng mà ông dâng tặng cho Tổ quốc trước khi về cõi vĩnh hằng.
Rung cảm thiết tha trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ bộc bạch một ước nguyện cống hiến khiêm nhường: “Ta làm ... một nốt trầm”. Điệp ngữ “Ta làm” đã nhấn mạnh ước nguyện chân thành. Tác giả muốn làm một con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm đó là hình ảnh ẩn dụ cho một ước nguyện cống hiến nhỏ bé, giản dị, khiêm nhường mà ý nghĩa. Thanh Hải muốn làm con chim để dâng hiến tiếng hót hay làm cành hoa để dâng hương sắc cho đời, làm nốt trầm nhưng phải là nốt trầm xao xuyến để bản hòa ca của dân tộc thêm phần lắng sâu. Lời thơ vang lên như lời ca cho nên nói: “ Thi trung hữu nhạc là ở đây”.Ở khổ đầu, nhân vật trữ tình xưng “tôi”: “ Tôi đưa tay ra hứng” một cách kín đáo, lặng lẽ nhưng ở đây lại dùng từ “ta” . Vì sao vậy?
Đó là sự chuyển đổi cái “tôi” cá nhân nhỏ bé sang “ta” cái chung rộng lớn. Bài thơ có sự ứng chiếu trong kết cấu. Hình ảnh “bông hoa tím” “ con chiền chiện” là những hình ảnh giản dị và đặc trưng của mùa xuân nhưng đến khổ thơ này đã được nâng cao lên thành “Mùa xuân nho nhỏ” :
"Một mùa xuân nho nhỏ
...
Dù là khi tóc bạc”
Cách dùng từ giản dị mà gợi cảm: “ nho nhỏ, lặng lẽ” đã gợi ra những cống hiến những cống hiến nhỏ bé, lặng thầm của con người, của cái tôi nhỏ bé nhưng giản dị mà cao đẹp trong cuộc sống. Thanh Hải muốn nói nếu một người biết cống hiến “một mùa xuân nho nhỏ” thì sẽ làm cho vườn xuân đất nước thêm phần ngát hương. Điệp ngữ “ dù là” vừa tạo nhạc tình vừa nhấn mạnh ước nguyện cống hiến ấy. Hai hình ảnh đối lập, hoán dụ: “ tuổi hai mươi, khi tóc bạc” đã khẳng định sự cống hiến của con người trong bất kì thời điểm nào trong cuộc đời cũng đáng quý, đáng trân trọng cảm động và khâm phục biết bao. Khi đọc những vần thơ như lời tổng kết cuộc đời thì “ dù là tuổi hai mươi” khi tác giả mải tham gia kháng chiến hay “ khi tóc bạc” thì Thanh Hải vẫn lặng lẽ dâng cho thơ, cho đời.
Với thể thơ năm chữ và giọng thơ trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca và điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa với hình ảnh đẹp, gợi cảm trong thơ đã làm lay động người đọc trước vẻ đẹp của mùa xuân đất nước, tinh thần lạc quan, yêu đời của Thanh Hải.
Đoạn thơ trên đã để lại những ấn tượng đẹp về khát vọng cống hiến giản dị mà cao đẹp của Thanh Hải cho đất nước. Có lẽ vì thế mà hơn ba mươi mùa xuân đã đi qua nhưng “Mùa xuân nho nhỏ” vẫn sống mãi trong lòng những người yêu thơ, vẫn là khúc ca ngân nga mỗi độ xuân về. Nó nhắc nhở cho mỗi con người hãy là một “mùa xuân nho nhỏ” để vườn xuân đất nước mãi ngát hương.
P/s: Tự viết nhé.