Văn bản ngữ văn 9

NH

Cảm nhân của em về đoạn thơ sau :

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nời xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa !

TG
13 tháng 1 2020 lúc 18:49

Tham khảo:

Đoạn thơ trên trích từ bài thơ "Bếp Lửa" của nhà thơ Bằng Việt là dòng suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà và bếp lửa. Đó là một cuộc đời vất vả sớm hôm, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cho gia đình và đất nước. Từ láy "lận đận" và hình ảnh ẩn dụ nắng mưa đã giúp ta cảm nhận được nỗi vất vả, lo toan của bà cho cuộc sống gia đình. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa và hành động nhóm lửa. Điệp từ "nhóm" trong đoạn thơ vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng. Đó là nhóm bếp lửa có thực để sưởi ấm cho cả bà và cháu qua mùa giá rét, để luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn. Nhưng từ "nhóm" ấy còn mang ý nghĩa biểu tượng: bà đã nhen nhóm khơi dậy những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn cháu để mai sau cháu khôn lớn, trưởng thành, cháu đi xa vẫn nhớ về gia đình, về quê hương, đất nước. Bếp lửa của bà không chỉ nhen lên bằng rơm, bằng củi mà nó được nhóm lên bằng ngọn lửa thiêng liêng luôn cháy trong lòng bà. Và như thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho những thế hệ mai sau. Câu thơ cuối là một câu cảm thán, là một lời pháp hiện, một lời khẳng định về bếp lửa nơi quê nhà. Bếp lửa kì lạ bởi vì nó cháy sáng lên trong bất kì hoàn cảnh nào. Bếp lửa thiêng liêng bởi nơi ấy luôn ủ ấp và sáng mãi tình bà cháu. Chao ôi, bếp lửa của bà mới kì diệu làm sao! Tóm lại đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thương và niềm biết ơn vô hạn của người cháu đối với bà và cũng là đối với quê hương, đất nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TV
13 tháng 1 2020 lúc 18:53

Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, đã có rất nhiều tác phẩm làm xúc động lòng người khi viết về đề tài thiêng liêng này. Bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt cũng viết về đề tài này, thắp sáng tình cảm gia đình bằng hơi ấm thấm đượm tình bà cháu nồng nàn. Bằng những vầng thơ theo dòng hồi tưởng, gợi nhớ về tuổi thơ của đứa cháu xa nhà, bài thơ “Bếp lửa” đã ca ngợi đức hi sinh, sự tần tảo và tình thương bao la của bà, đồng thời thể hiện sự kính yêu và lòng biết tha thiết của cháu đối với bà. Qua hình ảnh người bà đôn hậu với hình ảnh bếp lửa là 2 nét biểu cảm của 1 hồn thơ đẹp được thể hiện qua các câu thơ:
“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
…………………………………
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”
Những câu thơ đúc rút suy ngẫm về cuộc đời bà,người cháu thấy bà có 1 cuộc đời rất vất vả gian nan ‘biết mấy nắng mưa”,điệp ngữ xuất hiện lần thứ 2 biểu thị 1 ý khác nhưng đều sáng lên tình yêu thương lớn lao của đứa cháu dành cho bà.Bà đã giữ sự bền bỉ vất vả,chịu thương chịu khó mấy chục năm qua.Bây giờ cháu mới thực sự hiểu được sự kì diệu của bà.Bà là mái ấm tình thương,là chỗ dựa tinh thần của cháu.Bà không chỉ là người nhóm bếp bằng đôi bàn tay già nua gầy guộc mà bà đã nhóm lên bằng cả tấm lòng đôn hậu,ấp iu nồng đượm.Chữ “nhóm” được lặp đi lặp lại 4 lần đan kết với những chi tiết tả thực đã thể hiện 1 cách rõ nhất những suy ngẫm sâu sắc của người cháu về bà.Vị ngọt bùi của khoai sắn,hương thơm nghi ngút của nồi xôi gạo mới,bếp lửa ấp iu…đều từ bàn tay già nua tần tảo của người bà đã nhóm lên.Bà nhen nhóm nuôi dưỡng trong lòng cháu bao giấc mơ hoài bão,bao niềm vui tình yêu thương và đặc biệt hơn bà đã nhóm lên trong lòng cháu không chỉ là những kỉ niệm mà còn là niềm tin lẽ sống kì diệu.nâng bước cháu trên con đường đời.Qua đây ta thấy bà không chỉ là người nhóm lửa,giữ lửa mà còn là người truyền lửa
Ánh sáng bếp lửa đã hiện lên bức tranh về người bà kình yêu,vĩ đại .1 sự kì diệu mà gần gũi thân thương .Trong kí ức tâm hòn của người cháu,người bà phất phảng sắc màu cổ tích.Suy nghĩ về bà,suy nghĩ về bếp lửa Bằng Việt không dồn nén được cảm xúc của mình đã thốt lên bằng tất cả tình cảm dành cho mái ấm tình thương:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”
Hình ảnh người bà và hình ảnh bếp lửa giản dị mà vô cùng thiêng liêng ,nó cháy mãi không bao giờ dập tắt trong mọi hoàn cảnh.Nơi ấy ấp ủ sáng lên mãi tình cảm bà cháu luôn tỏa sáng trong lòng mỗi con người.
Đúng vậy,bài thơ bếp lửa là bản tình ca xúc động về nét đẹp trong gia đình.trong truyền thống dân tộc và đặc biệt là trong tâm hồn mỗi con người chúng ta,Chính vì thế mỗi lúc lật dở từng trang sách,độc giả không khỏi xúc động bùi ngùi.Và cho đến giờ phút này bài thơ vẫn có sức lan tỏa lớn trong lòng mỗi độc giả.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
SK
13 tháng 1 2020 lúc 19:14

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau,Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa,Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ,Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,Bếp lửa Bằng Việt,Bếp lửa,Bằng Việt,Ngữ văn Lớp 9,bài tập Ngữ văn Lớp 9,giải bài tập Ngữ văn Lớp 9,Ngữ văn,Lớp 9

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LH
13 tháng 1 2020 lúc 20:32

Nói về người bà phải cực khổ làm việc cả một thời tuổi trẻ nhưng cho tới khi già yếu vẫn phải làm việc thức khuya dậy sớm.Sự hồi tưởng về quá khứ của người thi sỉ về người bà của mình.Và cũng nói lên tình cảm của hai người bà cháu trong đoạn thơ trên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
LN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TG
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết