Cây tre là một trong những loài cây quen thuộc đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân Việt Nam. Không chỉ vậy, từ vai trò, công dụng cũng như đặc tính tốt đẹp của cây tre là tre đã trở thành một biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự kiên cường, bất khuất của nhân dân, con người Việt Nam. Viết về biểu tượng cây tre, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết nên những dòng thơ gây xúc động đến người đọc, đó chính là bài thơ “Tre Việt Nam”
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa …đã có bờ tre xanh”
Mở đầu bài thơ, tác giả nguyễn Duy đã thể hiện sự băn khoăn chưa có lời giải đáp về nguồn gốc cũng như thời điểm xuất hiện của cây tre. Trong những câu chuyện của bà, trong những lời ca dao đầy thiết tha của mẹ,hẳn trong chúng ta ai cũng từng biết đến cây tre. Nhưng, cây tre ra đời như thế nào, có xuất xứ ra sao thì không ai biết, chỉ biết một cách mơ hồ, ước lượng rằng tre ra đời từ rất lâu rồi. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy thể hiện sự cảm than “Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”.
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”
Cây tre là loài cây có thân nhỏ, mọc thẳng, một cây tre trưởng thành có thể cao từ năm đến bảy mét. Lá tre mỏng và dài. Từ những đặc điểm của cây tre, tác giả Nguyễn Duy thể hiện sự xúc động khi hình dáng mỏng manh của cây tre vẫn vươn lên tươi tốt, vẫn có thể thành lũy, nên thành. Tre có thể sống ở mọi địa hình, ngay cả đất đai cằn cỗi là sỏi đá tre vẫn vươn lên xanh tốt “Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”. Từ đặc tính sinh sôi mạnh mẽ, mãnh liệt của cây tre, tác giả gợi cho người đọc hình dung về chính con người Việt Nam, đó chính là những người có khả năng thích nghi cao, có khả năng chinh phục những hoàn cảnh khó khăn để sinh tồn, phát triển.
“Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
Lí giải cho sự kiên cường, cho sức sống mãnh liệt của cây tre, Nguyễn Duy đã minh giải bằng chính sự cần cù, chân chất của tre. Tre không ngại đất nghèo “Rễ siêng không ngại đất nghèo”, sự cần cù của tre được tác giả điển hình hóa bằng những chum rễ vững chắc của tre ăn sâu vào đất “Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”.
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”
Tre không chỉ là biểu tượng của sức sống bền bỉ, của sự kiên cường mà cây tre còn là biểu tượng của sự đoàn kết, gắn bó.Từ đặc tính sinh học của cây tre là thường mọc thành lũy, thành khóm nên dù thân tre mong manh nhưng không có một cơn bão, trận giông tố nào có thể quật ngã chúng. Trong sự miêu tả của Nguyễn Duy, những cây tre ôm ấp, bao bọc lấy nhau khi trời có bão bùng “Bão bùng thân bọc lấy thân”, những cây tre dựa vào nhau để không bị quật ngã và trong cái nhìn đầy thi vị của nhà thơ, tre như ôm tay níu để gần nhau hơn. Vì thương nhau mà tre không mọc riêng, đó cũng là cách nhà thơ lí giải nguyên nhân tre thường hay mọc thành khóm.
“Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như trông lạ thường”
Cây tre thường mọc thẳng, đâm cao lên bầu trời, thân tre tuy mỏng manh nhưng thực chất nó lại vô cùng cứng cáp. Ngay cả khi tre bị gãy thì nó cũng không hề lụi tàn, biến mất mà nơi cây tre ngã xuống ấy, những mầm của măng sẽ mọc lên. Trong ca dao cũng có câu nói về sự phát triển nối tiếp của tre, đó là “tre già măng mọc”. Những cây tre từ khi còn là những búp măng yếu ớt thì lúc nào cũng vươn thẳng, không chịu mọc cong. Đây là một đặc trưng tiêu biểu của loài tre, và cũng từ đặc trưng ấy mà nó đã trở thành biểu tượng cho con người Việt Na, cho đức tính ngay thẳng, không chịu luồn cúi của những người Việt Nam.
Như vậy, viết về cây tre nhưng thực chất, tác giả Nguyễn Duy đã khát quát thành biểu tượng về con người Việt Nam với những đức tính tốt đẹp: kiên cường, đoàn kết, ngay thẳng, không chịu luồn cúi dù trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách nhất.
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay: "Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay: "Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con người: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc. Các tập thơ: Cát trắng, ánh trăng (giải thưởng văn học về thơ 1984) của Nguyễn Duy đã ghi nhận những thành công bước đầu của nhà thơ. Bài Tre Việt Nam nằm trong tập Cát trắng được giải thưởng báo Văn nghệ 1972-1973 đã gây nhiều ấn tượng cho người đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và sáng tạo của nhà thơ.
Bằng hình tượng thơ gợi cảm và có chiều sâu triết lí, Qua, hình ảnh “tre xanh” ngàn đời, tác giả đã thành công trong việc miêu tả tính cách của người Việt Nam .
Bao trùm bài thơ là giọng điệu trữ tình. Bài thơ Tre Việt Nam được làm theo thể thơ lục bát quen thuộc. Tuy nhiên có “câu lục” ở phần đầu và phần cuối có ít nhiều thay đổi nhưng vẫn không ngoài mục đích tăng tính trữ tình cho bài thơ. Câu lục mở đầu bài thơ được ngắt ra làm hai dòng thơ gây sự chú ý về hình ảnh tre xanh:
Tre xanh xanh tự bao giờ?
Nếu để nguyên câu lục: tre xanh xanh tự bao giờ? thì sự chú ý sẽ bị giảm đi rất nhiều bởi nhịp điệu dàn trải 2/2/2 của câu thơ, không gây ấn tượng với người đọc. Tương tự như vậy, câu lục cuối bài đã tách ra làm ba dòng thơ để làm nổi bật dòng chảy của thời gian là bất tận. Và câu bát vẫn được giữ nguyên nhịp điệu 2/2/2/2 kéo dài với ba điệp từ xanh khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh sắc quê hương, sức sống mãnh liệt của dân tộc là vĩnh hằng, là muôn thuở như màu xanh của tre:
Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Nghệ thuật ngắt nhịp trong một số câu 6 thành 2 nhịp lẻ 3/3 đã làm cho giọng thơ, nhịp điệu biến đổi đầy tính thẩm mĩ:
- Thân gầy guộc lá mong manh
- Có gì đâu / có gì đâu
- Năm qua đi / tháng qua đi.
Cách ngắt nhịp lẻ ấy, lúc thành hai vế biến đổi, lúc lại lấy lại vần thơ để gây ấn tượng và cảm xúc về nhạc tính, về âm điệu trữ tình thiết tha.
Nghệ thuật nhân hoá đã góp phần làm cho thơ của Nguyễn Duy có chiều sâu triết lí: Tre đã trở thành biểu tượng cho đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử. Với sự cần cù, siêng năng, chịu khó, ham sống, sống mạnh mẽ, lạc quan, yêu đời hàng loạt các hình ảnh nhân hoá hồn nhiên, ý nhị gợi cho ta những liên tưởng thấm thía: Tre đu, Tre hát, Tre yêu nhiều, không đứng khuất mình...
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh,
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Câu thơ giàu chất triết lí nhưng vẫn rất thơ. Có trời “xanh” nên mới có “tre xanh”. Cũng như nhân dân ta giàu chí khí, có tinh thần tự lập, tự cường nên tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Câu thơ khẳng định một tâm thế cao quí của dân tộc ta.
Tả tre trong bão bùng thử thách. Hàng loạt hình ảnh nhân hoá sống động, thấm đậm tình người: tay ôm, tay niu, thương nhau tre chẳng ở riêng, có manh áo cộc tre nhường cho con. Phải chăng đó là tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết sẻ chia trong một cộng đồng! Vậy thì nhà thơ đang nói tre hay nói chính con người Việt Nam, về đạo lí làm người.
Đạo lí làm người là lòng trung hiếu, tình yêu nước thương nhà đã trở thành cái gốc của dân tộc ta và được ông cha truyền lại cho muôn dời con cháu. Nhà văn không nói thẳng ra mà lại ý nhị gửi gắm qua hình tượng tre với một lối tư duy nghệ thuật độc đáo:
Chẳng may thân gãy cành rơi vẫn nguyến cái gốc truyền đời cho măng
Lại nói đến “măng” tre vẫn lối tư duy dộc đáo và mới mẻ, nhà thơ đã ví măng với mũi chông nhọn hoắt:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường.
Một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp gợi liên tưởng cho người đọc, đó chẳng phải là nhà văn đang ca ngợi chí hiên ngang, tinh thần bất khuất của triệu triệu thế hệ con người dũng mãnh như cả rừng măng, rừng chông nhọn hoắt đang thách thức với kẻ thù? Câu thơ có chất trí tuệ nhưng vẫn không mất đi chất trữ tình, vẫn phảng phất đâu đó “hồn” cạ dao.
Tre và măng lại được nhân hoá, ca ngợi mẫu tử, tình thâm. Người cũng như tre: hồn hậu, giàu đức hy sinh:
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Lòng mẹ Việt Nam được nói đến đậm đà, sâu sắc và cảm động quá!
“Măng” lại tiếp tục được nhân hoá: lớp măng con tượng trưng cho thiếu niên nhi đồng Việt Nam. Các em là tinh hoa dân tộc, xứng đáng kế tục sự nghiệp của cha ông:
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu.
Tre già măng mọc là một câu tục ngữ quen thuộc đã trở thành biểu tượng của thế hệ trẻ - tương lai của đất nước. Mỗi nhà văn lại có cách thể hiện khác nhau. Măng mọc trên phù hiệu ờ ngực của thiếu nhi Việt Nam - lứa tuổi măng non của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. (Thép Mới). Mỗi cách thể hiện đều in đậm phong cách của từng nhà văn.
Trong bài thơ, nghệ thuật sử dụng điệp từ “xanh” được nhắc đi nhắc lại khẳng định cảnh sắc và sức sống mãnh liệt của quê hương, đất nước như màu xanh muôn thuở của tre.
Qua bài thơ Tre Việt Nam, ta thấy Nguyễn Duy đã thừa kế những ý tưởng truyền thống về Cây tre Việt Nam và diễn tả thành thơ bằng những nét nghệ thuật riêng của mình: cấu trúc câu thơ lục ngắt nhịp có nhiều biến đổi và có sự cách tân đáng quí. Sử dụng biến đổi hài-hoà , các biện pháp tu tứ, nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, điêp từ, điệp ngữ được vận dụng sáng tạo để viết nên nhịp câu thơ đầy hình ảnh, nhạc điệu, đậm đà màu sắc dân gian. Câu thơ đa thanh, đa nghĩa, có lúc mang ý vị như mang những triết lí vô cùng thấm thìa: Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh”. “Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm, vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng, Tre già măng mọc có gì lạ đâu. Tần số từ “xanh” xuất hiện nhiều lần trong bài thơ cho ta thấy cái tài sử dụng ngôn từ tạo lên tính hình tượng vồ tính truyền cảm cho lời thơ đẹp. Tre Việt Nam là bài thơ hay.
Có rất nhiều bài thơ hay viết về cây tre Việt Nam nhưng ta không thể “nhầm” bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy với các bài thơ khác. Nó sẽ cùng đồng hành với tác giả và sống mãi với thời gian.
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bủng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay: "Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.