Con người tài hoa là tinh túy của trời đất, vậy mà sao số phận họ lại nhiều vất vả, truân chuyên đến vậy? đúng là:
“Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần”
Càng thương tiếc Tiểu Thanh bao nhiêu thì Nguyễn Du lại nghĩ đến bản thân mình bấy nhiêu:
“Bất tri tam bách dư niên hậu, .
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?)
Nhà thơ lo lắng cho bản thân mình trước sự trôi chảy của cuộc đời. Rồi mai này Nguyễn Du cũng mất đi nhưng không biết rằng có ai khóc Tố Như không. Câu hỏi cất lên mang đầy sự trăn trở về số phận mình. Ba trăm năm con số ấy là rất dài nhưng đến ngay nay thì người ta đã nhớ đến Nguyễn Du rất nhiều rồi.
Qua đây ta thấy được sự thương cảm xót xa đồng điệu của những con người tài hoa bạc mệnh với nhau. Nguyễn Du quả thật là một nhà văn của người phụ nữ, ông không những có một tác phẩm về cuộc đời nàng Kiều mà ông còn thương cảm với nàng Tiểu Thanh bên Trung Quốc. Tóm lại nhà thơ viết lên bài thơ này một mặc để bày tỏ sự thương tiếc với người tài hoa nhưng bạc mệnh lại vừa thể hiện sự trăn trở về số phận của bản thân mình.
" Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư "
_ Vẫn còn đó câu hỏi trời xanh " nỗi hờn kim cổ " ai gây nên ? Mối hận từ xưa đến nay không thể hỏi trời . Mối hận mà Nguyễn Du nhắc tới trong thơ chính là nỗi bất hạnh của những người có tài sắc, tài tử. Thực ra đây không phải là lần đầu tiên Nguyễn Du trăn trở về " nỗi hờn kim cổ " . Nguyễn Du và các văn sĩ tài hoa xưa nay ý thức rất rõ về điều đó nên họ viết như một sự chấp nhận đến đau đớn :
" Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng "
_ Câu thơ của Nguyễn Du còn ám ảnh người đọc bởi tiếng nói tri âm . Nguyễn Du không chỉ thấu hiểu , cảm thương cho số phận của nàng mà còn đau nỗi đau của nàng bởi lẽ nhà thơ tự nhận mình là người mang nỗi oan kì lạ vì nết phong nhã. Nguyễn Du cũng là người cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh , Thúy Kiều , Đạm Tiên,... Hơn 10 năm gió bụi đã cho ông hiểu sâu sắc về cuộc đời một tiếng nói tri âm , đã kết nối những con người đồng cảnh ngộ : " Người đời sau thương người đời nay , người đời nay thương người đời xưa , hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả ngày xưa nay vậy "
_ Kép lại bài thơ là lời tự vấn của Nguyễn Du :
''Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ."
_ Hai câu thơ tưởng như là không ăn nhập với nội dung bài thơ . Nỗi âu lo của Nguyễn Du tưởng chừng lạc lõng :" Không biết ba trăm năm sau ai sẽ là người khóc cho Tố Như ?" . Ba trăm năm là một con số ước lệ , chỉ khoảng thời gian dài trong tương lai. Đến đây người đọc mới thấu hiểu tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du . Ông không chỉ thương cho Tiểu Thanh - người đời trước mà còn thương cho mình - người đời nay và còn thương cho bao người đời sau. Câu hỏi tu từ vừa là dự cảm , vừa là lời khẳng định sẽ có người khóc cho ta như ta đã từng khóc cho nàng Tiểu Thanh bởi lẽ vẫn còn đó nỗi hờn kim cổ chưa có lời giải đáp . Chính cái tấm lòng từ bi ái bác ấy của Nguyễn Du mà người đời không hết lời ngợi ca: " Nguyễn Du là con người có mắt trông thấu 6 cõi , có tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời. "
_ Việc Nguyễn Du đưa tên chữ của mình vào trong bài thơ là một hiện tượng lạ vì văn học trung đại luôn đề cao tính phi ngã nhờ đó bài thơ đã khẳng định bản lĩnh của người nghệ sĩ, Nguyễn Du không tự đề cao mình mà trực tiếp bày tỏ tấm lòng xót thương những người cùng hội cùng thuyền , những người đồng bệnh tương liên.
_ Có thể nói Nguyễn Du là một bậc kì tài trong thiên hạ, điều này được người đời khẳng định và ngợi ca. Chưa cần tới 300 năm mà thế hệ sau đã thấu hiểu tấm lòng của nhà thơ. Nhà thơ Tố Hữu cũng đã nói hộ tấm lòng của bao người dân Việt Nam qua những vần thơ thổn thức nhớ thương :
" Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru mỗi ngày . "