Bài viết số 1 - Văn lớp 11

SA

Cảm nhận của anh/ chị về tâm sự của Hồ Xuân Hương qua bài: Tự tình II. Từ đó, nhận xét về giá trị nhân đạo trong bài thơ.

MN
19 tháng 10 2020 lúc 22:45

Tham khảo:

I. Mở bài:

Giới thiệu chung: Hồ Xuân Hương là một nhà thơ lớn của Việt Nam thời kì trung đại, bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm Giới thiệu về bài thơ "Tự tình 2"

II. Thân bài:

- Bài thơ thể hiện nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình và niềm khát khao được hạnh phúc, được quân tử yêu thương.

* Hai câu đề:

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non"

Hoàn cảnh: giữa đêm khuya, hao thức, nghe tiếng trống dồn dập sang canh Thấy mình cô độc giữa cuộc đời. Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ mạnh, nghe thật thấm thía

* Hai câu thực:

"Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"

Nói lên suy nghĩ của nhà thơ:

Buồn, uống chén rượu để quên nhưng càng uống càng tỉnh, tỉnh lại càng buồn hơn. (Hình ảnh người con gái lấy chính mình ra làm đồ nhắm) Nhìn trăng thấy trăng đã xế bóng mà lại chưa tròn. Vầng trăng như là thân phận của nhà thơ - "Khuyết chưa tròn": Chưa tuyệt vọng vẫn còn ấp ủ niềm hi vọng.

* Hai câu luận:

"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"

Mở rộng tầm nhìn: những đám rêu trên mặt đất, mấy hòn đá phía chân trời. Những hình ảnh rất thực, ước lệ. Cái nhìn khoẻ khoắn. Có một sự phản kháng, sự vươn lên để khẳng định chỗ đứng của mình.

* Hai câu kết:

"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con."

Từ thiên nhiên xung quanh, nhìn lại bản thân mình, cảm thấy ngán nỗi, buồn cho mình, nghịch lí. Thời gian cứ trôi qua xuân đi xuân lại lại, một sự tuần hoàn liên tục nghe mà ngán ngẩm cho duyên phận của mình. Tuổi xuân trôi qua ma lại không có tình duyên trọn vẹn. Sự chia sẻ ít ỏi Một nỗi buồn chán và thất vọng.

III. Kết bài:

Một bài thơ chứa đựng nỗi buồn và niềm khát khao chân thành Trong nền thơ trung đại, lần đầu tiên mới có một người phụ nữ dám nói lên điều ấy



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NV
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
TQ
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết