Văn bản ngữ văn 10

SA

Cảm nhận của anh chị về nhân vật An Dương Vương

TP
20 tháng 9 2019 lúc 21:07

I. Mở bài
- Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

- Giới thiệu và nêu một số nhận định của mình về nhân vật An Dương Vương: Là nhân vật trung tâm của truyện, một vị minh quân có công lao xây dựng và bảo vệ đất nước, nhưng sau đó có những sai lầm to lớn dẫn đến việc mất nước

II. Thân bài


1. An Dương Vương với công lao dựng nước: Xây thành, chế nỏ, đánh giặc

- Rời đô:

Kế tục sự nghiệp của các vua Hùng, An Dương Vương quyết định rời đô về vùng đồng để ổn định cuộc sống nhân dân.

→ Là quyết định sáng suốt có ý nghĩa chiến lược với tầm nhìn xa trông rộng

- Quá trình xây thành.

+ Ban đầu rất khó khăn, đắp tới đâu lở tới đó.

+ Nhà vua lập đàn trai giới, tiếp đón cụ già, chờ đợi và đón rước Rùa Vàng. Nhờ Rùa vàng giúp đỡ đã xây xong thành trong nửa tháng.

+ Xây thành cao, đào hào sâu để chống giặc



→ Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc nhưng cho thấy sự kiên trì, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua, biết trọng hiền tài, xây dựng loa thành vừa hợp ý trời vừa hợp lòng dân.

- Chế nỏ

+ Khi Rùa Vàng từ biệt ra đi, nhà vua đã bày tỏ băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”

+ Được Rùa Vàng giúp đỡ lấy vuốt rùa làm lẫy.

→ Ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao độ của nhà vua.

- Đánh giặc: An Dương Vương đánh thắng quân Triệu Đà nhờ: Thành ốc kiên cố, có nỏ thần kì diệu, có tinh thần cảnh giác cao độ.

→ Bài học về dựng nước và giữ nước.

⇒ Tiểu kết:

- Nội dung:

+ Nhân vật An Dương Vương: vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, có tinh thần cảnh giác cao độ.

+ Là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng quân xâm lược.

- Nghệ thuật:

+ Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu

+ Sử dụng các hư cấu nghệ thuật: Cụ già xuất hiện, Rùa Vàng giúp đỡ xây thành, chế nỏ.

2. An Dương Vương và những sai lầm

- Những sai lầm của An Dương Vương

+ Không nhìn thấu được hành động cầu hòa của giặc, bằng lòng gả con gái cho giặc, cho ở rể.

+ Không quan tâm đến củng cố lực lượng, ỷ vào sức mạnh của nỏ thần.

+ Cậy có nỏ thần, khi quân Triệu Đà tiến vào vẫn điềm nhiên đánh cờ.

→ Chủ quan, khinh địch, lơ là, mất cảnh giác, ngủ quên trong chiến thắng.

- Hành động sửa sai: Tự tay chém chết Mị Châu

→ Thể hiện sự dứt khoát đứng về phía công lí, sự tỉnh ngộ một cách muộn màng của An Dương Vương.

- Cái chết của An Dương Vương: Nhà vua sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển.

→ Thể hiện sự bất tử của An Dương Vương, tấm lòng bao dung, biết ơn của nhân dân đối với vị vua một thời có công lao to lớn với dân tộc.

⇒ Tiểu kết:

- Nội dung: Những sai lầm của An Dương Vương gắn với bài học mất nước, thái độ bao dung của nhân trước những sai lầm của nhà vua.

- Nghệ thuật: Sử dụng những chi tiết hư cấu kết hợp với các yếu tố lịch sử.

III. Kết bài
- Khái quát lại về nhân vật An Dương Vương

- Thể hiện thái độ của bản thân với nhân vật này.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
SA
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết