a. Đặc điểm phân bố dân cư
- Phân bố dân cư có sự thay đổi theo thời gian: Trong những năm gần đây, mật độ dân số của nước ta ngày càng tăng.
- Phân bố dân cư có sự khác nhau theo không gian
+ Dân cư phân bố khác nhau giữa đồng bằng với trung du và miền núi. Mức độ tập trung dân cư ở đồng bằng cao hơn ở trung du và miền núi
+ Dân cư phân bố khác nhau giữa các vùng
+ Dân cư phân bố khác nhau giữa thành thị và nông thôn.
b. Sự khác nhau Giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn:
- Quần cư thành thị
+ Quần cư thành thị có nhiều chức năng, thường là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, khoa học – công nghệ, đầu mối giao thông....
+ Quần cư thành thị gắn với hoạt động kinh tế chính là công nghiệp và dịch vụ.
+ Các điểm quần cư thành thị có dân cư tập trung với mật độ cao và tuỳ theo mức độ đô thị hoá mà được phân loại là: thị trấn, thị xã, thành phố,... Ở Việt Nam, quần cư thành thị có mật độ dân số cao hơn quần cư nông thôn.
+ Kiến trúc cảnh quan của quần cư thành thị ở nước ta phổ biến là kiểu nhà ống, nhà cao tầng. Một số vùng ven đô còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn.... Tại một số thành phố như: Hà Nội, Huế, Hội An,... còn có các kiểu kiến trúc độc đáo.
- Quần cư nông thôn
+ Quần cư nông thôn có chức năng chủ yếu là trung tâm hành chính và văn hoá.
+ Quần cư nông thôn gắn với hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Do ảnh hưởng của công nghiệp hoá và đô thị hoá, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển.
+Phần lớn các điểm quần cư nông thôn có mật độ dân số thấp hơn và phân bố thành làng, thôn, ấp, bản, buôn, plây, phum, sóc,... Cùng với quá trình đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới, kiến trúc cảnh quan của quần cư nông thôn có sự thay đổi, gần với quần cư thành thị.